Kế hoạch giáo dục năm học 2023-2024

Thứ hai - 18/12/2023 07:47
PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT                                                                           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ MỸ                                                                                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:         /KH-TH PM                                                                                                                         Phú Mỹ, ngày  20 tháng  9  năm 2023               
           
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023-2024

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;
Căn cứ Công văn 1094/SGDĐT-GDTH ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;
Căn cứ công văn số 1237 /QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Phòng giáo dục Đào tạo về hế hoạch khung thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một;
          Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị;
          Trường Tiểu học Phú Mỹ xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học  2023-2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG
-        Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Cơ sở hạ tấng ở địa phương được nâng cấp và xây dựng mới, các doanh nghiệp- xí nghiệp hoạt động làm thay đổi về kinh tế, đời sống người dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức.
-        `Nhận thức việc học tập của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm tới việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để thoát nghèo.
-        Khoa học công nghệ ngày  càng phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao.
-        `Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn. Địa phương phối hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường, quản lý và tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024
Trường tiểu học Phú Mỹ được Thành lập theo Quyết định số 80/1998/QĐ-UB ngày 09/9/1998 của UBND Thị xã Thủ Dầu Một. Hiện tại trường có 3 cơ sở:
+ Cơ sở chính: Tọa lạc tại đường An Mỹ- Phú Mỹ khu phố 3 phường Phú Mỹ.
+ Cơ sở 2: Tọa lạc tại đường Huỳnh Văn Lũy – khu phố 3 phường Phú Mỹ.
+ Cơ ở 3: Tọa lạc tại đường Trần Ngọc Lên – khu phố 7 phường Phú Mỹ.
          Nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào ngày 08/01/2014 theo Quyết định số 54/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương.
          Năm 2020 nhà trường đã hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 2712/QĐ-UBND  ngày 15/9/ 2020 của UBND tỉnh Bình Dương.
          Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc.
  1. Học sinh
 
Khối lớp Số lớp T/s HS Nữ Học 2 buổi Học 1 buổi
Số lớp Số HS Nữ Số lớp Số HS Nữ
1 13 527 262 13 527 262      
2 12 469 212 12 469 212      
3 13 488 232       12 488 232
4 12 454 217       11 454 217
5 11 428 219       12 428 219
Cộng 61 2366 1142 25 996 474 36 1370 668

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 82 em
Số học sinh học bán trú: 850 ( 24 lớp)
Số học sinh học 2 buổi/ ngày: 1009 ( 26 lớp)
2. Giáo viên
2.1. Nhân sự
- Tổng số nhân sự           : 91             Nữ: 77
+ Cán bộ quản lí: 3 /3Nữ:  + Giáo viên: 77/66 Nữ       + Nhân viên  : 11/8Nữ
2.2. Về trình độ
CBGV-CNV SL Nữ THẠC SĨ   ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG THCN KHÁC
BAN GIÁM HIỆU 3 3   3 0    
GV DẠY LỚP 77 66 1 74 2    
CÁN BỘ, CNV 11 8   3 1 2 5
Giáo viên đạt chuẩn đào tạo: 75/77  giáo viên đạt tỉ lệ : 97.4 %
- Trung cấp chính trị: 05
- Quản lý Giáo dục: 02 (Bồi dưỡng); 01 Đại học quản lý giáo dục.
Trường có đầy đủ các khối lớp từ 1 đến 5. Số lớp 2 buổi/ngày (26/61  lớp). Học sinh lớp 1,2,3,4, 5 được học tiếng Anh (khối 1-2 học 2 tiết/ tuần, khối 3 : 4 Tiết/ tuần. Khối 4 :  3 tiết /tuần.. Khối 5 học 2 tiết/tuần), khối 3: 1 tiết tinh học và 1 tiết HĐTN/ tuần. Khối 4-5 tin học (2 tiết/tuần). Mỗi lớp đều được bố trí 01 giáo viên chủ nhiệm; có giáo viên dạy chuyên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.
Trường tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hình thức đa dạng, thu hút nhiều học sinh, giáo viên tham gia; góp phần làm cho các em ham thích đi học, được nhiều phụ huynh quan tâm theo dõi, hỗ trợ tinh thần, vật chất.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức 3. Hàng năm huy động được 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Hàng năm tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học 98.5 % , tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên 100%, đạt cao hơn so với quy định.
Chất lượng giáo dục của nhà trường đã dần ổn định và phát triển, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng dần qua từng năm học.Các hoạt động đều có kế hoạch kịp thời, phù hợp thực tế. Hàng tháng trường có kiểm tra, đánh giá và bổ sung các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Cơ sở vật chất
3.1. Các phòng phục vụ cho công tác giảng dạy, sinh hoạt của trường.
STT Nội dung Số lượng Diện tích Ghi chú
1 Phòng học kiên cố 32/42 1536 m2  
2 Phòng học bán kiên cố 10/42 480 m2  
3 Phòng Thư viện 1 120 m2  
4 Phòng Giáo dục nghệ thuật 1 42 m2  
5 Phòng Ngoại ngữ 1 52,5 m2  
6 Phòng Tin học 2 124 m2  
7 Phòng Thiết bị giáo dục 1 76 m2  
8 Phòng Truyền thống và hoạt động Đội 1 70 m2  
9 Phòng Ban giám hiệu 2 45,5 m2  
10 Phòng họp Hội đồng 1 76 m2.  
11 Phòng Hành chính 1 23,76 m2  
12 Phòng y tế 1 21,6 m2  
13 Phòng Thư viện 1 149 m2  
14 Khu vực nhà ăn 1 654 m2  
15 Phòng nghỉ giáo viên 4 22 m2  
16 Phòng Bảo vệ 1 12 m2  
            - Riêng cơ sở 2 và cơ sở 3 vào hàng tháng viên chức Thư viện đem sách truyện đến cho các em mượn để đọc.
         3.2 Thiết bị
          a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-        Trường được trang cấp thiết bị theo danh mục tối thiểu và có kế hoạch mua sắm bổ sug hàng năm. Ngoài ra, giáo viên còn tự làm thêm để phục vụ cho việc giảng dạy.
-        Trường được trang bị 31 bảng tương tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy.
          b) Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị đã có sẵn và tự làm một số đồ dùng dạy học, giúp giờ dạy đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp theo chương trình.
4. Thuận lợi- khó khăn :
4.1 Thuận lợi
-        Đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực, sáng tạo và bản lĩnh trong công tác, nhiệt tình tham gia các phong trào và đạt nhiều thành tích tốt, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục qua nhiều năm.
-        Tư tưởng chính trị,phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh, lối sống giản dị.
-        Nhiều năm qua tập thể sư phạm được công nhận tập thể lao động tiên tiến trong khối Tiểu học của TP TDM. Trong chuyên môn, các tổ khối đều hỗ trợ và giúp đỡ nhau một cách tận tâm, tận tình qua học tập chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm…
-        Cơ sở vật chất được sửa chữa khang trang sạch đẹp.
4.2. Khó khăn
-        Nhà trường còn một số kế hoạch đạt chưa cao:  còn ít giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, tỉnh. Số lượng học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi còn ít.
-        Do số lượng học sinh tăng nhanh, không đảm bảo cho 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày hoặc bán trú.Số lượng học sinh / 1 lớp cao so với qui định.
-        Trường có 3 cơ sở, do đó gặp khó khăn trong việc quản lí, sắp xếp thời khóa biểu, tổ chức các hoạt động tập thể.... Cùng một cơ sở có cả 3 đối tượng học sinh 2 buổi, bán trú, một buổi nên gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp giờ giấc sinh hoạt, học tập.
-        Đa số học sinh đến học tại trường là dân từ nơi khác đến tạm trú, nên thường xuyên có biến động về sỉ số do học sinh chuyển đi, chuyển đến thường xuyên trong năm và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.
-        Một bộ phận người dân thiếu sự quan tâm đến giáo dục nhất là việc học tập của con em nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của từng lớp và nhà trường, một số học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, việc tự học, tự rèn luyện còn hạn chế.
-        Một số ít giáo viên chưa thực sự theo kịp được yêu cầu đổi mới giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế.
-        Thiết bị dạy - học chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường. Ở các cơ sở phụ chưa trang bị được các thiết bị điện tử phục vụ cho việc giảng dạy.
-        Hiện tại, so với biên chế, trường còn thiếu 1 giáo viên hát nhạc, 2 giáo viên thể dục, 1 giáo viên mỹ thuật, 1 GV Anh văn nên khó sắp xếp thời khóa biểu cho giáo viên.
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC 2022-2023
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
2. Chỉ tiêu cụ thể
Chương trình giáo dục giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Mức độ phẩm chất, năng lực học sinh sẽ đạt được sau khi kết thúc chương trình năm học: trên 99%.
- Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%, chất lượng các hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện hoàn thành tốt. Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động  xuất sắc.
IV. TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC
- Căn cứ khung phân phối chương trình giáo dục chung của Bộ Giáo dục, các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương, hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, trường Tiểu học Phú Mỹ ban hành kế hoạch dạy học cho các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch Sử, Địa lý, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, ngoại ngữ, tin học và công nghệ.
- Đảm bảo hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho học sinh lớp 1 - 2 và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, giáo dục cho học sinh các lớp 3, 4, 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế theo khung thời gian 35 tuần thực học.
- Các tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học với các nội dung, các chủ đề dạy học, các nội dung tích hợp, liên môn phù hợp và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; được nhà trường duyệt trước khi thực hiện.
1. Chương trình chính khóa
TT Hoạt động giáo dục Số tiết lớp 1 Số tiết lớp 2 Số tiết lớp 3 Số tiết lớp 4 Số tiết lớp 5
Tổng HKI HKII Tổng HKI HKII Tổng HKI HKII Tổng HKI HKII Tổng HKI HKII
1. Môn học bắt buộc
1 Tiếng Việt 420 216 204 350 180 170 245 126 119 280 144 136 280 144 136
2 Toán 105 54 51 175 90 85 175 90 85 175 90 85 175 90 85
3 Đạo đức 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17 35 18 17
4 Tự nhiên và xã hội 70 36 34 70 36 34 70 36 34            
5 Giáo dục thể chất 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34 70 36 34
6 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) 70 36 34 70 36 34 70 36
(AN: 18
MT:18)
34
(AN: 17
MT:17)
70 36
AN: 18
MT:18
34
AN: 17
MT:17
70 36
AN: 18
MT:18
34
AN: 17
MT:17
7 Tin học và công nghệ             70 18TH
18 CN
17TH
17CN
70 TH 36TH 34TH 70 TH 36TH 34TH
8 Hoạt động trải nghiệm 105 54 51 105 54 51 105 54 51            
9 Kĩ thuật                   35 18 17 35 18 17
9 Lịch sử Địa Lí                   70 36 34 70 36 34
10 Khoa học                   70 36 34 70 36 34
11 Ngoại ngữ             140 72 68 105 54 51 70 36 34
12 GDTT                   70 36 34 70 36 34
13 GD
NGLL
                  35 18 17 35 18 17
2. Môn học tự chọn
12 Tiếng Anh (Tự chọn) 70 36 34 70 36 34                  
3. Hoạt động củng cố, tăng cường
13 Ôn Tiếng Việt 175 90 85 175 90 85                  
14 Ôn  Toán 105 54 51 105 54 51                  
Tổng 1225 630 595 1225 630 595 980 504 476 1085 558 527 1035 540 495
2. Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ
Thời
gian
Chủ đề Nội dung Hình thức Người thực
hiện
 Lực lượng cùng tham gia

Tháng 9/2023
Em và bạn lớn lên cùng mái trường mến yêu - Chia sẻ về những điều em nhớ nhất trong Lễ khai giảng.
- Phổ biến về nội quy trường lớp.
- Tìm hiểu ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Tết trung thu và tham gia các hoạt động vui Tết trung thu.
- Múa hát theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu”
- Tổ chức thi hát  về mái trường trong tiết sinh hoạt chào cờ .
-Cho Hs kể về Tết trung thu và những những hoạt động trong ngày Tết trung thu.
TPT Đội GVCN- HS Đoàn viên
 
Tháng 10/2023 Vì một cuộc sống an toàn của em - Lắng nghe và chia sẻ các  nội dung “ An toàn trong cuộc sống” như ATGT.
 - Lắng nghe và chia sẻ các  nội dung phòng tránh bị xâm hại.
- Tuyên truyền  nội dung an toàn thực phầm.
- Sắm vai xử lý tình huống về những nội dung đã được chia sẻ ở 3 tuần trước.
 
- Tổ chức tuyên truyền cho HS
- Cho học sinh sắm vai về các nội dung đã tuyên truyền
- Lắng nghe và chia sẻ các  nội dung an toàn thực phầm.
 
TPT Đội


 
GVCN-  HS

Tháng 11/2023

Kính yêu, biết ơn thầy cô – Yêu quý, thân thiện với bạn bè.
- Tham gia và cỗ vũ các tiết mục văn nghệ, sắm vai theo chủ đề “ Em là học sinh thân thiện”
- Kể chuyện theo nội dung“ Thầy cô trong trái tim em”
- Tham gia các tiết mục văn nghệ tri ân thầy cô.
- Chia sẻ những điều em đã làm được trong tháng và nghe tổng hợp các kết toàn trường  đã đạt được.
- Tổ chức cho học sinh sắm, hát.
-Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, hoa học tốt chào mừng ngày NG VN 20/11.
- Tổ chức cho hs chia sẻ những việc đã làm được
TPT Đội GVCN -HS


Tháng 12/2023

Em yêu và tự hào truyền thống quê hương
- Hưởng ứng tháng hành động giữ gìn truyền thống quê hương.


- Sân khấu hoá một truyền thống tiêu biẻu quê hương em.



-Tham gia giao lưu tìm hiểu về truyền thống quê hương.





-Chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Nghe phát động về hoạt động giữ gìn truyền thống quê hương.

-Tham gia biểu diễn hoặc cỗ vũ cho 1 vở kịch về truyền thống quê hương
- Nghe giới thiệu về truyền thống quê hương do đội tổ chức.
-Xem triển lãm tranh theo chủ đề “ Chú bộ đội bảo vệ quê hương”
TPT Đội GVCN-HS


Tháng 01/2024

Chào năm mới cùng gia đình yêu thương
- Tổ chức hội diễn văn nghệ chào năm mới

- Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương.


- Tìm hiểu về trang phục, trò chơi dân gian trong dịp năm mới.




– Tổng kết chủ đề “ Năm mới và chi tiêu tiết kiệm”
- Tổ chức cho HS hát những bài hát về Tết
- Tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi  về phong tục đón năm mới của địa phương em.
 - Nghe giới thiệu về trò chơi dân gian của một số dân tộc và tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán trang phục đón năm mới của một số dân tộc.
- Nghe giới thiệu một số cách biết tiết kiệm trong ngày Tết, chia sẻ trao quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
TPT Đội GVCN- HS

Tháng 02/2024
Chăm sóc, phục vụ và phát triển bản thân - Hưởng ứng phòng trào chăm sóc và phát triển bản thân.

- Hoạt động rèn luyện bản thân “ Gọn – nhanh – khéo”



- Tổng kết phong trào chăm sóc và phát triển bản thân
- Giới thiệu cho các em một số hoạt động để phát triển bản thân.
-Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động như gấp xếp hình, gấp quần áo, …
-Tổ chức cho HS lên trình diễn các hoạt động chăm sóc và phát triển bản thân.
TPT Đội GVCN-HS


Tháng 03/2024

 


Yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ.
- Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3



- Tổ chức các hoạt động “ Lời nhắn yêu thương”





- Giao lưu với với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương


- Hát những bài hát về gia đình
- Tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết của em về ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hoặc hát
- Tổ chức đọc thơ, hát, kể chuyện thể hiện tình cảm của em với người em yêu quý hoặc người thân trong gia đình.
-- Tổ chức giao lưu với với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương
-Tổ chức cho học sinh tập thể hoặc cá nhân.
TPT Đội GVCN


 
Tháng 04/2024 Em và môi trường xanh, cuộc sống xanh. - Hưởng ứng phong trào “ Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”



-Truyền thông điệp chung tay bảo vệ môi trường

- Ngày hội đọc sách



-Tham gia làm kế hoạch nhỏ để bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền cho học sinh những việc cần làm để xây dựng Môi trường xanh –Cuộc sống xanh
-Chia sẻ thông điệp bảo vệ môi trường
-Tổ chức cho HS đọc sách, tìm những cuốn sách về môi trường.
Thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon…. Cùng với đội tổng hợp kết quả.
 
TPT Đội GVCN
Tháng 05/2023 Những người sống quanh em và nghề em yêu thích. - Tìm hiểu về gương người tốt việc tốt


-Nói về việc làm tốt của bản thân



- Tìm hiểu về ngày sinh của Bác Hồ



- Tham gia cam kết “Mùa hè vui, khoẻ, an toàn”
 
- Cho HS kể về gương người tốt việc tốt quanh em.
- Nói lại những việc tốt mà em đã làm và chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó.
-Tổ chức cho HS hát, múa hoặc xem phim về Bác Hồ
- Nêu nội dung cam kết  - HS lắng ngghe.
TPT Đội GVCN-HS
Các câu lạc bộ
Giáo viên bộ môn, kết hợp giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tập luyện các câu lạc bộ năng khiếu học sinh:
- Câu lạc bộ giỏi tiếng Anh: mỗi khối 1 nhóm, mỗi lớp ít nhất 3 học sinh;
-Câu lạc bộ tin học: mỗi khối 1 nhóm, mỗi lớp ít nhất 3 HS (lớp 3, 4, 5);
-Câu lạc bộ năng khiếu mĩ thuật: mỗi khối 1 nhóm, mỗi lớp ít nhất 3 HS;
- Câu lạc bộ bóng đá: mỗi lớp 1đội bóng (lớp 3, 4, 5);
- Câu lạc bộ điền kinh: mỗi khối 1 nhóm, mỗi lớp ít nhất 3 HS (lớp 4, 5);
- Câu lạc bộ cờ vua: mỗi khối 1 nhóm, mỗi lớp ít nhất 3 học sinh;
- Đội tuyên truyền Măng non: 3 HS/lớp (lớp 4, 5);
- Đội xung kích chữ thập đỏ: 3 HS/lớp (lớp 4, 5).
3. Khung thời gian hoạt động trong ngày.
3.1. Thời gian các tiết học:   Dành cho lớp học 01 buổi / ngày ( Khối 3, 4, 5)
TT Tiết học Thời gian Ghi chú  
BUỔI SÁNG Ổn định tổ chức Từ 6 giờ 45 - 6 giờ 55phút    
Tiết 1 Từ 7 giờ 00 - 7 giờ 35    
Tiết 2 Từ 7 giờ 40 - 8 giờ 15    
Tiết 3 Từ 8 giờ 20 – 8 giờ 55    
RA CHƠI 8 giờ 55 – 9 giờ 15 phút    
Tiết 4 Từ 9 giờ 20 - 9 giờ 55    
Tiết 5 Từ 10 giờ 00 - 10 giờ 35    
Tiết 6 Từ 10 giờ 40 - 11 giờ 15    
BUỔI CHIỀU Ổn định tổ chức Từ 12 giờ 45 - 12 giờ 55    
Tiết 1 Từ 13 giờ 00 - 13 giờ 35    
Tiết 2 Từ 13 giờ 40 - 14 giờ 15    
Tiết 3 Từ 14 giờ 20 - 14 giờ 55    
RA CHƠI 14 giờ 55 – 15  giờ 15 phút    
Tiết 4 Từ 15 giờ 20 - 15 giờ 55    
Tiết 5 Từ 16 giờ 00 – 16 giờ 35    
Tiết 6 Từ 16 giờ 35 - 17 giờ 15    
 
3.2. Thời gian các tiết học:   Dành cho lớp học 02 buổi / ngày    
TT Tiết học Thời gian Ghi chú  
BUỔI SÁNG Ổn định tổ chức Từ 6 giờ 45 - 6 giờ 55 phút    
  Tiết 1 Từ 7 giờ 00 - 7 giờ 35    
  Tiết 2 Từ 7 giờ 40 - 8 giờ 15    
  Tiết 3 Từ 8 giờ 20 – 8 giờ 55    
  RA CHƠI 8 giờ 55 – 9 giờ 15phút    
  Tiết 4 Từ 9 giờ 20 - 9 giờ 55 Lớp 1 : 10 giờ 10 nghỉ
Lớp 2: 10 giờ 15 nghỉ
 
  Tiết 5 Từ 10 giờ 00 - 10 giờ 35 Lớp 2& 5 :
10 giờ 35 nghỉ
 
  Tiết 6 Từ 10 giờ 40 - 11 giờ 15    
BUỔI CHIỀU HS NGHỈ TRƯA Từ 10 giờ 40 đến 14 giờ 00 phút
  Tiết 1 Từ 14 giờ 10 - > 14 giờ 45    
  Tiết 2 Từ 13 giờ 35 - > 14 giờ 10
 
 
  Ra chơi Từ 14  giờ 45 - > 15 giờ 15 Ra chơi  
  Tiết 2 Từ 15 giờ 15 - > 15 giờ 50
 
 
  Tiết 3 Từ 15 giờ 55 - > 16 giờ 30 Lớp 1: ra về 16 giờ 25
Lớp 2:  ra về 16 giờ 30
 
  Tiết 5 Từ 16 giờ 10 - > 16 giờ 45    
  Tiết 6 Từ 16 giờ 45 - > 17 giờ 10    
3.3.Khung thời gian năm học
Thực hiện Quyết định số  1952 /QĐ-UBND ngày 15/ 8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh  về Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với  GD  mầm non, GD phổ thông và GD thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương .Cụ thể đối với GD tiểu học:
- Ngày tựu trường: ngày 29/8/2022.
- Ngày khai giảng: ngày 05/9/2022.
- Học kỳ I: Từ ngày 5/9/2022 đến  ngày 13/01/2022 (gồm 18 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Học kỳ II: Từ ngày 16/01/2022 đến ngày 26/5/2023 (gồm 17 tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
- Ngày tổng kết năm học: Từ ngày 31/5/2023.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch thời gian năm học, nhà trường sẽ bố trí lịch dạy học và các hoạt động giáo dục hợp lý; bố trí dạy bù những ngày nghỉ học đảm bảo tính khoa học.
V.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1.Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
1.1 Thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS; lớp  4, 5 điều chỉnh nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS và thực tế nhà trường; tinh giảm các nội dung quá khó, chưa thật sự cần thiết đối với HS; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập; không cắt xén mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới cách thức tổ chức hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát triển năng lực của HS, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học; tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, vận dụng vào thực tiễn; chú trọng GD đạo đức, rèn kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho HS;
- Giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm.
- Tiếp tục thực hiện GD ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng); tích hợp các nội dung GD vào các môn học âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, kĩ thuật và hoạt động GD phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường.
1.2 Tiếp tục thực hiện việc sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm nâng cao năng lực, kĩ năng sư phạm cho GV, kịp thời giải quyết các khó khăn cho GV, tạo cơ hội, phát huy khả năng sáng tạo của GV; hướng dẫn GV tham gia sinh hoạt chuyên môn qua trang thông tin “Trường học kết nối”.
1.3 Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt với các nội dung GD (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; lồng ghép GD truyền thống, lịch sử, địa lí địa phương; sử dụng năng lượng tiết kiệm; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; đuối nước; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động GD. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực đối với HS và GV.
1.4 Thực hiện dạy học tiếng Anh cho HS: Lớp1.2 ( 2 tiết/ tuần) 3, 4, 5 học 3 tiết/tuần theo chương trình  Family and friends . Dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Đa dạng hình thức dạy và học, tạo môi trường thuận lợi cho HS giao tiếp, học tập.
1.5 Tiếp tục thực hiện dạy học môn tin học cho HS lớp 3, 4, 5 theo chương trình của Bộ GD; tổ chức kiểm tra, đánh giá HS theo hướng dẫn. Đẩy mạnh các hoạt động GD có nội dung tin học - công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để HS được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
1.6 Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: 26/54 lớp, nhằm tăng cường các hoạt động trải nghiệm để giáo dục toàn diện cho HS. HS được tự học có sự hướng dẫn của GV để hoàn thành các yêu cầu học tập trên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu học tập, không giao bài tập về nhà. Giảm bớt các tiết tăng cường ôn luyện tiếng Việt, toán. Tổ chức hướng dẫn HS năng khiếu, tự chọn; các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, rèn kỹ năng sống và phụ đạo HS chưa hoàn thành môn học.
1.7 Dạy học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật
- Vận động trẻ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật ra lớp hòa nhập cộng đồng.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo về công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật;
- Kí kết liên tịch với các ban ngành đoàn thể địa phương phối hợp tổ chức điều tra, cập nhật số trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật trong xã; vận động trẻ ra lớp, học hòa nhập;
- Củng cố nhóm hỗ trợ cộng đồng để tư vấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về công tác giáo dục hòa nhập;
- Trường phối hợp với BĐD CMHS, đoàn thể cùng vận động, hỗ trợ tập sách, áo quần để các em có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện đến trường, không để bỏ học; tạo điều kiện cho các em được hòa nhập, học tập, rèn luyện các kĩ năng sống;
- Nhà trường kết hợp cùng UBND phường, Y tế và gia đình để xác định mức độ tật của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân;
- Giáo dục HS khác không phân biệt đối xử, cùng học, cùng chơi với bạn, thông cảm, chia sẻ nỗi bất hạnh với bạn, tránh để trẻ mặc cảm; chống sự phân biệt, kì thị trong HS;
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD để tạo điều kiện cho trẻ đến trường;
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện;
- Trong giảng dạy, khi soạn bài GV phải có mục tiêu riêng dành cho trẻ, từng hoạt động phải điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của trẻ, có thể miễn giảm một số nội dung học tập cho phù hợp với khả năng của trẻ; tạo điều kiện để HS khuyết tật được tham gia các họat động học tập: Trẻ được tham gia ý kiến, được thảo luận, được tham gia trò chơi...giúp cho trẻ được hòa nhập vào tập thể lớp. Dựa vào năng lực, nhn thc ca tr, từng loại tật mà GV chủ động điều chỉnh chương trình, phương pháp, hình thức và đánh giá, xếp loại cho phù hợp.Đánh giá kết quả học tập HS căn cứ vào sự tiến bộ cũng như mức độ, kết quảđạt được ca trẻ;
- GVCN thường xuyên liên lạc với gia đình của trẻ, thăm hỏi, hướng dẫn gia đình cách phục hồi chức năng cho trẻ ở nhà, cách chăm sóc trẻ ở gia đình, hướng dẫn phương pháp để phụ huynh hỗ trợ, cùng nhau giáo dục trẻ;
1.8. Học sinh năng khiếu:
- Giúp HS hình thành và phát triển năng khiếu, năng lực sở trường;
- Phấn đấu mỗi sân chơi đều có HS đạt cấp huyện (giao lưu tiếng Anh, Tin học trẻ, hát, kể chuyện, TDTT...);
- Mi GV đều có trách nhiệm rèn HS viết đúng viết đẹp, không còn HS ch viết chưa đạt.
- Tổ chức thảo luận cách rèn luyện HS và rút kinh nghiệm cho nhau;
- GV bộ môn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn HS giao lưu tiếng Anh, tin học, hát, kể chuyện, TDTT;
- Nhà trường sắp xếp, tạo điều kiện cho GV tổ chức HS giao lưu (kết nối phòng máy tính, mua sách cho GV, HS tham khảo, mua dụng cụ luyện tập, tổ chức thi cấp trường...);
1.9 Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống; GD giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp cho HS; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương…
- Thực hiện GD, rèn kĩ năng sống, tiết đọc thư viện, hoạt động trải nghiệm vào giảng dạy chính khóa và ngoài giờ lên lớp.
- Thường xuyên chăm sóc nhà vệ sinh, công trình nước sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.
- Lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa vào các môn học, các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa. Hướng dẫn HS tự quản, tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể.
2.Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh
- Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy mỗi môn học đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tích hợp các chủ đề dạy học phù hợp và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực..
- Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn để xác định mục tiêu theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Thực hiện có hiệu quả dạy học lớp 1-2-3 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm và dạy minh họa khi chuyển sang mẫu bài mới; Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ GV trong quá trình thực hiện. Phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học; chú ý rèn kĩ năng đọc, viết cho HS; căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành để thiết kế đề kiểm tra đánh giá định kì theo yêu cầu của môn học.
-Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”. GV tích cực áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào môn khoa học, TNXH; xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. GV tổ chức các giờ học cho HS tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện.
-Tiếp tục thực hiện dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới: GV mĩ thuật được chủ động sắp xếp bài dạy theo hướng nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi. Ban giám hiệu trường chủ động theo dõi, rút kinh nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật kịp thời cho GV; tạo điều kiện cho GV mĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo trường, cụm trường, được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Sử dụng triệt để các nhạc cụ hiện có để giảng dạy âm nhạc; tổ chức giảng dạy theo hướng đổi mới.
- Thay thế dần các bài thể dục giữa giờ bằng các bài múa tập thể.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo Thông tư 30 và Thông tư 22 (lớp  4, 5); lớp1-2-3 theo thông tư 27; giúp GV hiểu rõ mục đích của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, bằng lời nói trực tiếp để hỗ trợ HS vượt qua khó khăn trong các giờ học và hoạt động GD, tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét để giảm nhẹ sức lao động cho GV. Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí, hỗ trợ đánh giá HS theo TT 22, giảm áp lực về hồ sơ sổ sách.
Nhà trường, GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS, đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; HS tự đánh giá, bạn đánh giá, GV đánh giá... đảm bảo thực chất, hiệu quả; không để HS ngồi nhầm lớp, khen đúng thực chất.
Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm; khen thưởng học sinh đúng thực chất, đúng quy định.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống tại địa phương.
Thực hiện dạy học gắn kết giữa kiến thức được học với thực hành và vận dụng vào cuộc sống; tăng cường các hoạt động trải nghiệm; lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, xây dựng thói quen hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục pháp luật; giáo dục quyền của trẻ em, bình đẳng giới; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; thực hiện chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
3. Chất lượng dạy học –giáo dục:
- Giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Giúp HS hình thành và phát triển một số năng lực: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực toán học; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất.
- Hướng dẫn HS thc hin đúng 5 nhim v ca HS tiu hc, Pháp lut, ni quy trường, lp. Hướng dn HS thc hin 5 điều Bác H dy bng vic làm c th hng ngày lp, ở trường, nhà, công cng và kiểm tra, un nn hng ngày;
- Lồng ghép GD v Lut Giáo dc, Quyền và bổn phận của trẻ em, ATGT...hướng dẫn đọc sách báo Đội; sinh hot Đội, Sao; nêu gương người tt, vic tt...sinh hot chủ đề...;
- Thông qua các môn hc, nht là môn đạo đức để giáo dc HS;
- ĐoànĐội TNTP, GVCN thường xuyên phi hp GD truyn thng Cách mng, Đảng, Đoàn, Đội, Bác H...truyn thng tôn sư trng đạo...qua các hot động thi đua, hc tp, sinh hot ngoài gi. Xây dựng  ý thc t giác, tinh thn tp th trong HS;
- HS có nền nếp hc tp, đi học đều, chun b bài, luyn tp, thc hành, hc nhóm, đôi bn...đủ đồ dùng hc tp, sách, v BT...có góc hc tp, có thi gian biu hc tp nhà Rèn ý thức tự học, biết cách hc; tính trung thc, kiên trì, giúp bn cùng hc;
- Tăng cường rèn luyn kĩ năng thc hành, s dng có hiu qu bộ đồ dùng hc tp, v BT, vở luyện chữ viết. Tổ chức nhiu hot động hc tp, thi đua cho HS vui mà hc;
- Phi hp chương trình ni, ngoi khóa và các hot động GD để lng ghép GD thích hp, va sc. Ni dung GDNGLL được tích hp, lng ghép vào các tiết học thích hợp.
- Thc hin cá th hoá vic hc tp ca HS trong gi luyn tp, thc hành.
- Kim tra, đánh giá thường xuyên, công bng, chính xác, công khai, đúng quy định; nhận xét hằng ngày, không ghi điểm, trừ bài kiểm tra định kì.
- Phi hp thường xuyên vi gia đình HS để đảm bảo chuyên cn, chăm ch, cách đánh giá, hướng dẫn, kim tra vic hc nhà; qun lí gi hc tp, vui chơi...
- Cung cp đủ SGK, SGV, VBT, b đồ dùng biu din cho GV. Vn động tặng, mua thêm STK v chuyên môn cho GV (sách do B GD&ĐT phát hành).
4.Hoạt động tổ chuyên môn:
- Hp t chuyên môn có kế hoch c th, tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để giải quyết các khó khăn trong tổ; có bin pháp kim tra, đánh giá, điều chnh kế hoạch;
- T chc hc tp, nm vng chương trình, ND, ND điều chnh, mc tiêu tng bài; chun KT-KN tng giai đọan; thực hin đổi mới, cải tiến bài son theo thực tế HS;
- Son bài đầy đủ, rõ ràng: mc tiêu, tài liu, ĐDDH, nhng vic GV cn phi làm, nhng yêu cu c th cho các nhóm HS khác nhau; s dng SGK, SGV hp lí không sao chép máy móc t SGV. Khuyến khích GV ứng dụng CNTT. Đổi mớicách soạn bài phù hp vi thc tế HS lp, to cho HS được hot động tích cc, hng thú trong hc tp. Tp trung vic rèn kĩ năng thực hành cho HS;
- T chc d gi thường xuyên, đều các môn hc, hp rút kinh nghim c th về hoạt động học tập của HS, giải quyết các khó khăn của GV;
- Khảo sát, phân loại HS, điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng HS. Chủ động ôn tp thường xuyên cho HS trước giai đọan kim tra định kì (căn c vào chun KT– KN). Sau kim tra hp t, rút kinh nghim v việc ging dy ca GV, hc tp ca HS; đ ra bin pháp cho giai đọan sau;
- Xây dng chuyên đề: bàn bc, tho lun, phân công nghiên cứu, báo cáo, minh ho. ND thiết thực, gii quyết khó khăn trong ging dy và rút kinh nghim chuyên đề;
- T trưởng t chc các hot động ca t, nm rõ kh năng CM ca GV, cht lượng HS; có kim tra, un nn, chịu trách nhim v cht lượng và hot động ca t; nm rõ kết qu tng giai đoạn hc tp, phân tích nguyên nhân, kp thi có kế hoch b sung, chn chnh, giúp GV hoàn thành nhim v, gi vng trt t –kỉ cương quy chế CM;
- Tổ chức hc tp, tho lun, thc hin các chuyên đề do PGD hướng dn. Nghiên cứu, tho lun, học tập, vận dụng tài liu BDTX;
- Tho lun, thng nht chương trình, ND, PP chung, PP b môn, cách t chc hot động hc tp, s dng ĐDDH, hình thc hc tp phù hp vi lp. Tạo cơ hi cho HS tham gia tìm hiu bài, thc hành, phát huy kh năng hin có ca HS;
- Phi hp s dng trit để ĐDDH hin có, t làm. Sử dụng kp thi, đúng lúc, đúng mc đích, đạt yêu cu khoa hc, giáo dc, sư phm; có kim tra vic s dng ĐDDH;
- M chuyên đề, viết sáng kiến, nhân điển hình đổi mới phương pháp;
- Kim tra đánh giá HS thường xuyên. T chc cho HS cùng tham gia tự đánh giá sn phm ca mình, của bn; động viên, khuyến khích HS là chính; hướng dn HS biết sửa cha vàđánh giábài làm chính xác.
5. Thư viện, thiết bị:
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp vận động gia đình để HS có đủ sách quy định ngay từ đầu năm học; xây dựng tủ sách dùng chung để kịp thời hỗ trợ cho HS khó khăn, con thương binh. Vn động đoàn th, ph huynh tặng sách, v tp viết, đồ dùng hc tp cho HS khó khăn. Khuyến khích HS sử dụng vở luyện viết, vở bài tập để luyện tập;
- Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng sách, vở hàng ngày để không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường;
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tài liệu tham khảo để phát triển hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc; xây dựng tủ sách lớp học, áp dụng mô hình “thư viện thân thiện”…Thực hiện tốt việc quản lý, tổ chức tiết đọc sách thư viện, từng bước xây dựng “Văn hoá đọc trong học sinh”;
- Vn động tng, bổ sung sách TK, sách PL, sách GD đạo đức, chủđề, sách nghip v, sách kiến thức phổ thông, sách báo Thiếu nhi...;
- Kết hp chuyên môn lựa chn danh mc ĐDDH cn b sung; kim tra, chỉ đạo việc s dng ĐDDH;
- Khuyến khích GV sử dụng triệt để ĐDDH hiện có, hướng dn s dng ĐDDH thay thế thích hp, t làm ĐDDH còn thiếu để phục vụ dạy học;
- Khuyến khích GV sử dụng các phần mềm dạy học, thiết bị dạy học điện tử;
- Thường xuyên kim tra, kim kêđịnh kì; tu sa, bo qun; bổ sung các bảng hiệu; vệ sinh, trang trí phòng Thư viện, thiết bị;
6. Công tác qun lí –chỉ đạo:
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia và theo Điều lệ trường tiểu học;
- Xây dng KH năm hc, quy chế làm vic theo hướng dn cp trên và thực tế đơn vị. T chc cho GV tho lun KH. Qun lí bng KH và theo Điu l trường TH; thu thp và x lí thông tin kp thi, khoa hc; kim tra, điều chnh, b sung KH kp thi;
- Xây dng KH dài hn, cụ th hàng năm; kết hp cht ch vớiđòan th, địa phương, chính quyn, nhân dân tạo được sự thng nht cùng thc thi nhim vụđạt kết qu cao;
- Kp thi t chc hc tp, quán trit các văn bn chỉ đạo cp trên;
- Qun lí tài sản nhà trường cht ch, chng tht thoát, tham ô, lãng phí. B sung trang thiết b, CSVC theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;
- Thực hiện đúng quy chế dân chủ, quy chế công khai, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công;
- Tăng cường kim tra, đôn đốc các hot động ca GV theo nhim v phân công; đánh giá đúng, cụ thể, gn nh;
- D gi, kim tra thc hin chương trình, đổi mới PP, nn nếp CM, đánh giá nghip v GV. Kim tra vic ging dy, s dng ĐDDH, t chc nn nếp hc tp, rèn luyn ch viết HS. Tp trung cao vic duy trì sĩ s, chng lưu ban, b hc, đạt HQĐT, rèn HS năng khiếu, giúp đỡ HS khó khăn, tt, đạt PCGDTH, xây dng GV gii. Quy hoch đào tạo CB quản lí, nâng cao tiêu chun trường chun Quc gia;
- Bồi dưỡng nhn thc và năng lc quản lí ca t trưởng và GV về chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;
 - T chc học BDTX, thi GV dy gii,...T chc thi đua trong GV, HS, t CM: đảm bo công bng, chính xác. Tạo khí thế thoi mái, t giác, trách nhim, đảm bo trt t, k cương ca ngành. Kịp thi động viên, khen thưởng, phê và t phê bình;
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lýtrong đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm phổ cập, phần mềm quản lý trường học;
- Tham mưu tt vi chính quyn, Hội CMHS, đoàn thể...cùng hỗ trợ hot động GD, bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông, tăng cường hiu qu công tác xã hi hóa GD;
- T chc các hot động văn ngh, TDTT... cho tt c HS, GV tham gia;
- Xây dng cơ quan Xanh-Sch –Đẹp, an toàn v an ninh trt t.
- T chc hc tp, tho lun chuyên đề, tài liu BDTX, tài liu thay sách, hội ging...cho GV hc tp, t bi dưỡng chuyên môn;
- Thực hiện đánh giá viên chức hàng năm; đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học. Chuẩn nghề nghiệp GV là cơ sở xét GV dạy giỏi, là tiêu chí để GV tự đánh giá và phấn đấu về CM, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo; tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hiểu biết về mọi mặt để thích ứng với chương trình GD phổ thông mới;
- Hướng dẫn GV lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn.
7. Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP:
- Thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng;
- Tổ chức các HĐ ngoài giờ, tạo điều kiện cho HS thực hành trải nghiệm;
- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động xanh - sạch - đẹp - an toàn, xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Thc hin chương trình rèn luyn đội viên –nhi đồng, rèn luyn ph trách đội, xây dng t chc Đội- Sao.
8.Hi cha m HS
- Tổ chc hp CMHS lp 3 ln/năm. Hp Ban đại din CMHS 3 ln /năm. Đánh giá hot động, lp kế hoch, tp hp các ý kiến phn ánh ca nhân dân…;
- Thực hiện tốt công tác truyền thông về giáo dục. Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ GD về đổi mới và phát triển GD, về chương trình giáo dục phổ thông mới.Tuyên truyền về những kết quả đạt được của trường để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới của GD.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh ở nhà phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường.
- Tham mưu vi Ban đại din CMHS vn động mọi lc lượng cng đồng cùng chăm lo cho trường: bo qun CSVC, gi gìn an ninh trt t, b sung sách báo, thiết b dy hc….giúp HS nghèo, năng khiếu, chính sách, khen thưởng HS;
9. Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương tình giáo dục phổ thông mới.
- Chuẩn bị đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đến năm 2025.
- Rà soát, xác định nhu cầu giáo viên và lập tờ trình bổ sung thêm giáo viên (GV dạy lớp tiểu học).
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV thông qua các chuyên đề, hoạt động dự giờ, hội giảng, hội thi GV.
- Đưa GV dạy lớp đi tập huấn, bồi dưỡng đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Dự toán kinh phí bổ sung trang thiết bị theo chương trình giáo dục mới.
10. Công tác kiểm tra, giám sát
- Thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm tra như kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của các Tổ chuyên môn, các bộ phận.
Qua kiểm tra đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của giáo viên để kịp thời động viên, nhắc nhở, xử lý, khắc phục, giúp giáo viên nhận ra từng điểm mạnh, điểm yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả và thiết thực.
Việc tổ chức kiểm tra phải đúng quy trình, đảm bảo tính công khai, dân chủ, chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời, không trùng lặp, không làm cản trở hoạt động bình thường của bộ phận, cá nhân được kiểm tra và phải thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Hiệu trưởng:
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nhà trường và tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm chung về các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tham mưu cấp trên về xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
Chủ trì xây dựng các tiêu chí thi đua trong nhà trường.
Ban hành quyết định thành lập tổ chuyên môn; quyết định bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.
Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 lớp 1, 2; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của giáo viên.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác chuyên môn cho giáo viên.
2. Đối với Phó hiệu trưởng:
Xây dựng thời khóa biểu phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đảm bảo dạy không quá 7 tiết/ngày.
Quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; công tác thư viện, thiết bị; quản lý các phần mềm liên quan đến hoạt động chuyên môn.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm; kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chận tiến bộ và các hoạt động khác.có liên quan đến các hoạt động giáo dục.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường tiểu học. Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp trường về dạy học lớp 1, 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác chuyên môn cho giáo viên.
3. Đối với Tổ trưởng tổ chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề và theo nghiên cứu bài học; đổi mới phương pháp day học và lựa chọn nội dung dạy học; những vấn đề vướn mắc trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 1, 2.
Dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm tiết dạy cho giáo viên; bồi dưỡng giáo viên trong tổ.
Tổng hợp báo cáo chất lượng giáo dục của tổ.
Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác.
4. Đối với giáo viên:
Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.
Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn.
Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
5. Đối với Tổng phụ trách Đội:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh ở nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.
6. Đối với nhân viên thư viện, thiết bị:
Tổ chức các hoạt động của thư viện, thiết bị.
Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.
Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
Tham mưu với lãnh đạo trường về kế hoạch tổ chức Ngày hội đọc sách.
Tham mưu với lãnh đạo trường về mua sắm bổ sung sách báo, trang thiết bị dạy học theo đề xuất của giáo viên.
Trên đây là kế hoạch giáo dục của Trường Tiểu học Phú Mỹ trong năm học 2023 – 2024./.
Nơi nhận:                                                                              HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT ;
- Đảng ủy, UBND Phường ;
- Tổ trưởng chuyên môn;                                                         Lê Thị Hồng Châu
- Lưu:VT

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
 
























DUYỆT CỦA PGDĐT THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
........................................................................................................................
         .........................................................................................................................
         .........................................................................................................................



































 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay99
  • Tháng hiện tại99
  • Tổng lượt truy cập1,001,222
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây