Kế hoạch chiến lược phát triển trường TH Phú Mỹ giai đoạn 2021-2025

Thứ hai - 18/12/2023 07:51
PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     RƯỜNG TH PHÚ MỸ                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
       Số:         /KH-PM                                                                Phú Mỹ, ngày 8 tháng 12  năm 2020

 
              KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ MỸ
GIAI ĐOẠN : 2021-2025
 
          Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; 
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một lần XIII (2020-2025);
          Căn cứ nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Phú Mỹ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025;

          Căn cứ công văn số 2358/PGDĐT-TCCB ngày 17 tháng 11 năm 2020 V/v xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025;
          Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị;    
          Trường Tiểu học Phú Mỹ xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 như sau:
 A.   GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG
          Trường tiểu học Phú Mỹ được Thành lập theo Quyết định số 80/1998/QĐ-UB ngày 09/9/1998 của UBND thị xã Thủ Dầu Một. Hiện tại trường có 1 cơ sở chính và 2 cơ sở phụ:
+ Cơ sở chính: Tọa lạc tại đường An Mỹ- Phú Mỹ khu phố 3 phường Phú Mỹ.
+ Cơ sở 2: Tọa lạc tại đường Huỳnh Văn Lũy – khu phố 3 phường Phú Mỹ.
+ Cơ ở 3: Tọa lạc tại đường Trần Ngọc Lên – khu phố 7 phường Phú Mỹ.
          Nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào ngày 08/01/2014 theo Quyết định số 54/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương.
          Năm 2020 nhà trường đã hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 2712/QĐ-UBND  ngày 15/9/ 2020 của UBND tỉnh Bình Dương.
          Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Môi trường bên trong  (đến thời điểm 12/2020)
1. Giáo viên
 1.1. Nhân sự
          Tổng số nhân sự              : 94              Nữ: 79        
          + Cán bộ quản lí              : 03             Nữ: 03
          + Nhân viên phục vụ       : 12             Nữ: 8
          + Giáo viên                     : 79             Nữ: 68 (Có 8 hợp đồng ngắn hạn)
1.2. Về trình độ
          - Chuyên môn:
        
              +Về đội ngũ :  
 
CBGV-CNV SL Nữ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG  THCN  KHÁC
BAN GIÁM HIỆU 3 3 3      
GV DẠY LỚP 79 68 70 7 2  
C-BỘ, CNV 12 8 4 1 1 6
     Giáo viên đạt chuẩn đào tạo: 70/79  giáo viên đạt tỉ lệ : 88.6 %
     - Trung cấp chính trị: 03
     - Quản lý Giáo dục: 02 (Bồi dưỡng); 01 Đại học quản lý giáo dục.
  1.3. Kết quả thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo :
         + Về hồ sơ chuyên môn : 100% có đủ hồ sơ các loại theo quy định, sổ sách     được cập nhật kịp thời và đánh giá khá tốt.
         + Về việc thực hiện quy chế chuyên môn : 100% CBGVCNV thực hiện rất tốt, đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Ngành.
         + Đánh giá tay nghề giáo viên trong 3 năm gần đây :
             ● Năm 2018-2019 :  Tốt :    40         ; Khá :      25        ; TB :  0
             ● Năm 2019-2020 :  Tốt :    44         ; Khá :        24      ; TB :   1
             ● Năm 2020-2021 :  Tốt :    50          ; Khá :        18      ; TB: 0

     2. Học sinh
    2.1.Học sinh
    Số lớp, số học sinh  tăng lên hàng năm do gia tăng dân số cơ học .
Năm học Số lớp Số học sinh
2016 - 2017 44 1539
2017 - 2018 47 1662
2018 - 2019 50 1870
2019 - 2020 51 1947
2020 - 2021 54 2134
  
  2.2.  Kết quả đào tạo 3 năm gần đây : ( Năm 2017  đến 2020 )
          Xếp loại học lực :
NĂM HỌC HTXS HOÀN THÀNH CHƯA  HT
SL % SL % SL %
2018 - 2019 519 33% 1636 98.4% 26 1.6%
2019-2020 482 31.5% 1493 97.5% 39 2.5%
2020-2021 480 30.5% 1546 91.3% 27 1.7%

           Xếp loại hạnh kiểm :
 
KẾT QUẢ 2018 - 2019 2019 - 2020 2020- 2021
SL % SL % SL %
TỐT 1067 64.2 1270 67.9% 1257 64.6%
ĐẠT      594 35.7 598 32% 689 35.4%
CẦN CỐ GẮNG 1 0.1 2 0.1% 1 0.1
2.3. Cơ sở vật chất
2.3.1. Các phòng phục vụ cho công tác giảng dạy, sinh hoạt của trường
STT Nội dung Số lượng Diện tích Ghi chú
1 Phòng học kiên cố 32/42 1536 m2  
2 Phòng học bán kiên cố 10/42 480 m2  
3 Phòng Thư viện 1 120 m2  
4 Phòng Giáo dục nghệ thuật 1 42 m2  
5 Phòng Ngoại ngữ 1 52,5 m2  
6 Phòng Tin học 2 124 m2  
7 Phòng Thiết bị giáo dục 1 76 m2  
8 Phòng Truyền thống và hoạt động Đội 1 70 m2  
9 Phòng Ban giám hiệu 2 45,5 m2  
10 Phòng họp Hội đồng 1 76 m2.  
11 Phòng Hành chính 1 23,76 m2  
12 Phòng y tế 1 21,6 m2  
13 Phòng Thư viện 1 149 m2  
14 Khu vực nhà ăn 1 654 m2  
15 Phòng nghỉ giáo viên 4 22 m2  
16 Phòng Bảo vệ 1 12 m2  

    2.3.2 Phòng y tế:
          Trường có 01 phòng y tế đặt tại cơ sở chính, phòng y tế được trang bị các trang thiệt bị, thuốc theo quy định.
          Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định.
    2.3.3. Thư viện
          Nhà trường có 01 phòng Thư viện chứa sách, tài liệu và phòng đọc dành cho giáo viên, học sinh tại cơ sở chính.
          - Thư viện có đủ bàn nghế, đèn, quạt phòng thoáng mát.
          - Có kế hoạch đọc sách cho từng khối lớp.
          - Viên chức Thư viện có lập hồ sơ theo quy định.
         - Riêng cơ sở 2 và cơ sở 3 vào hàng tháng viên chức Thư viện đem sách truyện đến cho các em mượn để đọc.
    2.3.4  Thiết bị
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          Trường được trang cấp thiết bị theo danh mục tối thiểu và có kế hoạch mua sắm bổ sug hàng năm. Ngoài ra, giáo viên còn tự làm thêm để phục vụ cho việc giảng dạy.
          Trường dược trang bị 31 bảng tương tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy.
b) Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị đã có sẵn và tự làm một số đồ dùng dạy học, giúp giờ dạy đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp theo chương trình.
3. Mặt mạnh, mặt yếu
    3.1 Mặt mạnh :
     + Đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực, sáng tạo và bản lĩnh trong công tác, nhiệt tình tham gia các phong trào và đạt nhiều thành tích tốt, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục qua nhiều năm.
      + Tư tưởng chính trị,phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh, lối sống giản dị.
      + Ba năm liền duy trì sĩ số 100%, không có học sinh nghỉ bỏ học, hoàn thành chỉ tiêu Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
      + Nhiều năm qua tập thể sư phạm được công nhận tập thể lao động tiên tiến trong khối Tiểu học của TP TDM. Trong chuyên môn, các tổ khối đều hỗ trợ và giúp đỡ nhau một cách tận tâm, tận tình qua học tập chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm…
      + Được sự quan tâm nhiệt tình của Ngành GDĐT Thành phố, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Ngoài ra,còn được Ban Đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ tích cực cho từng năm học.
       + Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu có tầm nhìn khoa học, sáng tạo; các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới; được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
          - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến. Đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn khá đồng đều, đạt chuẩn 88.6%, hiện tại một số giáo viên sắp hoàn thành chương trình đại học
          - Quy mô trường phù hợp với quy định trong Điều lệ Trường tiểu học.
          - Thiết bị dạy-học đủ để phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường. Trường được trang bị 31 bảng tương tác, giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
3.2. Mặt yếu
          - Cơ sở vật chất đã xuống cấp, các thiết bị bảng tương tác,phòng máy tin học thường xuyên bị hư hỏng.
            - Do số lượng học sinh tăng nhanh, không đảm bảo cho 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày hoặc bán trú.Số lượng học sinh / 1 lớp cao so với qui định.
           - Trường có 3 cơ sở, do đó gặp khó khăn trong việc quản lí, sắp xếp thời khóa biểu, tổ chức các hoạt động tập thể.... Cùng một cơ sở có cả 3 đối tượng học sinh 2 buổi, bán trú, một buổi nên gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp giờ giấc sinh hoạt, học tập.
    -     Đa số học sinh đến học tại trường là dân từ nơi khác đến tạm trú, nên thường xuyên có biến động về sỉ số do học sinh chuyển đi, chuyển đến thường xuyên trong năm và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.
-        Một bộ phận người dân thiếu sự quan tâm đến giáo dục nhất là việc học tập của con em nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của từng lớp và nhà trường, một số học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, việc tự học, tự rèn luyện còn hạn chế.
-        Một số ít giáo viên chưa thực sự theo kịp được yêu cầu đổi mới giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế.
-        Thiết bị dạy - học chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường.Ở các cơ sở phụ chưa trang bị được các thiết bị điện tử phục vụ cho việc giảng dạy.
II. Môi trường bên ngoài
-        Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Cơ sở hạ tấng ở địa phương được nâng cấp và xây dựng mới, các doanh nghiệp- xí nghiệp hoạt động làm thay đổi về kinh tế, đời sống người dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức.
-        `Nhận thức việc học tập của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm tới việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để thoát nghèo.                                                              
-        Khoa học công nghệ ngày  càng phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao.
-        `Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn. Địa phương phối hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường, quản lý và tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%.
1. Cơ hội
-        Được sự quan tâm của Đảng uỷ và chính quyền địa phương về mọi mặt.
-        Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của phường Phú Mỹ trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu học tập đòi hỏi ngày càng lớn.
-        Phần đông học sinh và cha mẹ học sinh trong địa bàn đã có lòng tin vào chất lượng giáo dục của nhà trường, yên tâm khi được học tại trường.
2. Thách thức
-        Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy-học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành.
-        Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, để thu hút đông đảo học sinh trong địa bàn về học tại trường.
-        Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần thái độ học tập đúng đắn, vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại như chơi game online, bạo lực học đường, ý thức khi tham gia giao thông,...
-        Chất lượng của một số ít giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, năng lực chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
-        Số lượng học sinh ngày tăng nhanh, nếu không có kế hoạch mở rộng, xây dựng thêm trường trong địa bàn thì thời gian tới sẽ gặp khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, không tổ chức cho học sinh học bán trú theo nhu cầu của đa số phụ huynh.
-        Phụ huynh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục.
-        Mặt bằng về chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học trong thành phố  ngày càng được nâng cao cùng với sự  vươn lên mạnh mẽ của trường tư thục tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng.
3. Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo
          Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện; nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh...
          Đổi mứi phương dạy học, đổi mới tư duy làm việc chủ động và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục tiểu học, đánh giá theo năng lực học sinh. Phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
          Thực hiện thành công chương trình phổ thông 2018.
          Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tâm và đủ tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
C. XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG - TẦM NHÌN – GIÁ TRỊ
      I. Sứ mạng
          Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo.
II. Tầm nhìn
          Trở thành trường có chất lượng giáo dục tốt; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình; nơi giáo viên và học sinh luôn năng động sáng tạo và vươn tới thành công.
III. Gía trị cốt lõi
- Đoàn kết – Trung thực         
- Tính năng động -  sáng tạo
- Khát vọng vươn lên.
D. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung
          Xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, có uy tín về chất lượng giáo dục; là mô hình giáo dục, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.
II. Các mục tiêu tổng quát
1. Mục tiêu ngắn hạn (đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục)
- Trường Tiểu học Phú Mỹ được xếp hạng trường Tiểu học có chất lượng giáo dục loại tốt trong thành phố Thủ dầu Một, có uy tín cao với phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 80 % đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Cán bộ quản lý đạt chuẩn hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng ở mức khá trở lên trong đó có 01 đồng chí đạt mức Tốt.
- Giữ vững danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc. Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ II, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
2 Mục tiêu trung hạn
Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, năng động, chuyên môn giỏi, có năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chương trình phổ thông.
Chất lượng đại trà đảm bảo đạt và vượt với mức trung bình của quận.
          Chất lượng mũi nhọn có học sinh đạt giải cấp Thành phố, cấp Quốc gia.
          Giữ vững danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc.
    3. Mục tiêu dài hạn
Đội ngũ giáo viên 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ ngày càng nâng cao được phòng GD&ĐT Thành phố ghi nhận.
                   100% giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật giáo dục 2019
                   Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Hằng năm học sinh mũi nhọn đạt giải cấp Thành phố, Tỉnh, Quốc gia, tăng.
                  Tiếp tục duy trì trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2025.
             4. Các mục tiêu cụ thể
    1. Năm học 2020- 2021, trường tiểu học Phú Mỹ phấn đấu:
                    Nhân sự:
+ Đủ giáo viên cơ bản, giáo viên chuyên. Tỉ lệ: 1.45 GV/lớp, đủ nhân viên
+ Có ít nhất 01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố (có GV đạt giải), có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt mức khá trở lên trong đó có 01 đồng chí đạt mức Tốt.
+ Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019 đạt tỉ lệ 
* Công tác đầu tư CSVC
+ Trang bị đủ CSVC theo thông tư 05/2019/TT-BGD&ĐT ngày 04/9/2019 thông tư ban hành thiết bị dạy học lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ chương trình thay sách lớp 1.
+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, các phòng khu hiệu bộ được trang bị máy tính, internet vào giảng dạy.
Tất cả cán bộ nhân viên ứng dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy và công việc được giao.
+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp.
Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
                      + Chất lượng học sinh:
Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.
Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,9% trở lên.
  • Khen thưởng:
+ Lớp 1: HTXS: 31 %;
+ Lớp 2 đến lớp 5: Hoàn thành xuất sắc các nội dung thọc tập và rèn luyện. 32%
  • Danh hiệu thi đua
+ Thư viện đạt Xuất sắc
+ Tập thể Lao động Xuất sắc.
+ Liên đội vững mạnh xuất sắc..
+ Công đoàn vững mạnh cấp Thành phố
+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc
2.2. Năm học 2021- 2022
* Nhân sự:
+ Đủ giáo viên cơ bản, giáo viên bộ môn, tỉ lệ: 1,5 GV/lớp, đủ nhân viên.
+ Có từ 1-2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố (có GV đạt giải), có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng ở mức  khá trở lên, trong đó có 01 đồng chí đạt mức Tốt.
+ Có 95 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019, có 01 GV  hoàn thành chương trình Cao học.
  • Công tác đầu tư CSVC
+ Tiếp tục trang bị đủ CSVC, đồ dùng dạy học theo thông tư 05/2019/TT- BGD&ĐT trong các phòng học, phòng chức năng (dành cho học sinh lớp 1), tiếp tục trang bị cơ sở vật chất phục vụ chương trình thay sách lớp 2, mua bổ sung, sửa chữa đồ dùng học tập cho học sinh lớp 3,4,5.
+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.
  • Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
  • Chất lượng học sinh:
  • Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.
  • Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,9% trở lên.
  • Khen thưởng:
+ Lớp 1,2: HTXS: 32 %;
+ Lớp 3 đến lớp 5: HTXS các nội dung học tập và rèn luyện.
  • Các cuộc thi của HS: Cấp Thành phố: 10 HS đạt giải; cấp Tỉnh : 02, có học sinh đạt giải cấp Quốc gia.
  • Danh hiệu thi đua:
+ Phấn đấu giữ vững thư viện Xuất sắc
+ Tập thể Lao động xuất sắc
+ Liên đội vững mạnh xuất sắc
+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc.
+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc.
2.3. Năm học 2022- 2023
* Nhân sự:
+ Đủ giáo viên cơ bản, giáo viên bộ môn, tỉ lệ: 1,5 GV/lớp, đủ nhân viên.
+ Hàng năm có từ 1-2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận (có GV đạt giải), có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt ở mức khá trở lên, trong đó có 01 đồng chí đạt mức Tốt.
+ Có 100 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019.
+ Có 01 giáo viên cốt cán, 01 cán bộ quản lí cốt cán tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.
* Công tác đầu tư CSVC:
+ Tiếp tục trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng đáp ứng chương trình thay sách cho học sinh lớp 3 và chương trình hiện hành với học sinh lớp 4,5.
+ Duy trì đảm bảo thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.
+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp.
  • Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
  • Chất lượng học sinh:
  • Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.
  • Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,9% trở lên.
  • Khen thưởng:
+ Lớp 1,2,3: HTXS: 30 %; HS Tiểu biểu: 10 %; học sinh được nhận thư khen: 55%
+ Lớp 4 đến lớp 5: HTXS các nội dung học tập và rèn luyện.
Các cuộc thi của HS: Cấp Thành phố: 10 HS đạt giải; cấp Thành phố: 02, có học sinh đạt giải cấp Quốc gia.
* Công tác đầu tư CSVC:
+ Trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng.
+ Duy trì thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.
+ Đăng kí thực hiện mô hình trường học Điện tử.
  • Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
  • Chất lượng học sinh:
  • Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% trở lên HS được đánh giá tốt và đạt.
  • Kiến thức, kĩ năng: từ 99,9% trở lên HS hoàn thành và hoàn thành tốt
  • Khen thưởng:
+ Lớp 1,2,3,4: HTXS: 30 %; HS Tiểu biểu: 10 %;
+ Lớp 5: HTXS: 32 %; HS khen vượt trội: 61%
  • Khảo sát tiếng Anh học sinh tham gia các chương trình liên kết đạt 70% trở lên.
  • Các cuộc thi của HS: Cấp Quận: Có từ 6- 10 HS đạt giải; cấp Thành phố: 3-5 HS, có học sinh đạt giải cao cấp Quốc gia.
  • Mô hình sáng tạo hoạt động Đội: Mô hình sản phẩm giáo dục bảo vệ môi trường từ vỏ hộp sữa.
  • Danh hiệu thi đua:
+ Duy trì Thư viện Xuất sắc.
+ Tập thể Lao động Tiên Tiến.
+ Trường Tiên Tiến về Thể dục thể thao.
+ Liên đội mạnh cấp Thành phố, Bằng khen của Trung ương Đoàn
+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc.
+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc.
2.4. Năm học 2023- 2024
Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cao với các chỉ tiêu quan trọng sau:
* Nhân sự:


+ Đủ giáo viên cơ bản, giáo viên chuyên biệt, tỉ lệ: 1,5 GV/lớp, đủ nhân viên theo vị trí việc làm.
+ Có từ 2-3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, phấn đấu có giáo viên giỏi cấp thành phố, có 65% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 35% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, có 01 đồng chí Hiệu trưởng, 01 đồng chí Phó hiệu trưởng đạt mức tốt, 01 đồng chí Phó hiệu trưởng đạt mức khá trở lên.
+ Có 100 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019. Phấn đấu có từ 1-2  giáo viên đạt trình độ thạc sĩ.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí cốt cán và giáo viên cốt cán, phát huy khả năng hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện chương trình phổ thông 2018.
* Công tác đầu tư CSVC:
+ Trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng.
+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.
+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp.
  • Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
  • Chất lượng học sinh:
  • Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.
  • Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,9% trở lên.
  • Khen thưởng:
+ Lớp 1,2,3,4: HTXS: 35 %;
+ Lớp 5: HTXS các nội dung học tập và rèn luyện : 37 %;
  • Các cuộc thi của HS: Cấp Thành phố : 10 18  HS đạt giải; cấp Tỉnh: : 3-5 HS, có học sinh đạt giải cao cấp Quốc gia.
* Danh hiệu thi đua:
+ Duy trì Thư viện Xuất sắc
+ Tập thể Lao động Xuất sắc.
+ Liên đội mạnh cấp Thành phố, Bằng khen của Trung ương đoàn.
+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc
+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc
2.5. Năm 2024- 2025
* Nhân sự:
+ Đủ giáo viên cơ bản, giáo viên chuyên biệt. Tỉ lệ: 1,5 GV/lớp, đủ nhân viên theo vị trí việc làm.
+ Có từ 2-3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp quận (có GV đạt giải), có 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 40% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, có 01 đồng chí Hiệu trưởng, 01 đồng chí Phó hiệu trưởng đạt mức tốt, 01 đồng chí Phó hiệu trưởng đạt mức khá trở lên.
+ Có 100 % giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo Luật Giáo dục năm 2019, phấn đấu có từ 2-3 giáo viên có trình độ thạc sĩ.
* Công tác đầu tư CSVC:
+ Trang bị đủ CSVC tối thiểu trong các phòng học, phòng chức năng.
+ Trang bị thiết bị hiện đại 100% số lớp học, 100% phòng cán bộ nhân viên. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt 100%.
+ Sửa chữa bổ sung thiết bị, CSVC đã xuống cấp.
  • Công tác phổ cập: Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, không có học sinh bỏ học, quan tâm tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn, duy trì PCGD tiểu học đạt mức độ 3.
  • Chất lượng học sinh:
  • Các nhóm phẩm chất, năng lực: có từ 99,9% số HS trở lên được đánh giá mức tốt và đạt.
  • Kiến thức, kĩ năng môn học: số học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt đạt từ 99,9% trở lên.
  • Khen thưởng:
Khen học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đạt mức HTXS: 38 %;
%; học sinh được nhận thư khen: 50%
  • Các cuộc thi của HS: Cấp Thành phố : 20  HS đạt giải; cấp Tỉnh : 5 HS, có học sinh đạt giải cao cấp Quốc gia.
  • Trường trở thành một trong những trung tâm giáo dục văn hóa thể thao của địa phương.
* Danh hiệu thi đua:
+ Duy trì Thư viện Xuất sắc
+ Tập thể Lao động Xuất sắc
+ Liên đội mạnh cấp Thành phố, cờ thi đua Hội đồng Đội Thành phố
+ Công đoàn vững mạnh Xuất sắc
+ Chi đoàn xếp loại Xuất sắc
E. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
-        Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2020-2021 ( lớp 1) và những năm tiếp theo. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về lựa chọn sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
-        Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Công văn 896/BGD&ĐT, tài liệu về chuẩn kiến thức và kỹ năng, tài liệu giảm tải của Bộ; tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông”; dạy tích hợp vào các môn học về biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, kỹ năng sống, quyền và bổn phận trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông, ... việc dạy tích hợp đảm bảo sự hợp lý, nhẹ nhàng không gây áp lực cho học sinh.
-        Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học ở lớp 4, 5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5. Tích cực dạy học cá thể, chú trọng và phát huy năng khiếu, sở trường của mỗi học sinh.
-        Tăng cường tổ chức học tập các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong cụm, thành phố. Thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
-        Tổ chức nghiêm túc và có hiệu quả các Hội thi “Giáo viên giỏi các cấp”.
-        Đổi mới hình thức, nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
-        Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT  thông tứ số 27/ TT- BGDĐT. ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT quy định đánh giá học sinh Tiểu học và thông tư số 27/ TT- BGDĐT ngày 4/9/2020.
II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ
-        Bố trí công tác phù hợp; tuyển chọn những giáo viên có đủ năng lực ( chính trị- nghiệp vụ chuyên môn) quản lý các bộ phận và tổ chuyên môn.
-        Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt theo yêu cầu của xã hội.
-        Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy hết khả năng của mình; tích cực, sáng tạo trong công việc và có những việc làm mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
-        Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-        Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học, hợp tác, đề cao tính tự giác, tính kỷ luật.
-        Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch một cách khoa học, có tầm nhìn dài hạn.
III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa
-        Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
-        Hàng năm có kế hoạch bố trí kinh phí mua sắm đồ dùng, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học để đáp ứng cho việc nâng chất lượng dạy học.
-        Khuyến khích sử dụng và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
IV. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin
-        Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tài chính, thư viện - thiết bị, cơ sở vất chất, thông tin mạng, giảng dạy, các hoạt động thi đua, …. góp phần nâng cao chất lượng quản lý và dạy-học.
-        Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự rèn hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính, website, mail, internet phục vụ cho công tác khi được phân công.
-        Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, mỗi giáo viên đều có sử dụng CNTT trong giảng dạy.
-        Khai thác triệt để cổng thông tin điện tử của trường và các trang điện tử, báo mạng khác để khai thác thông tin bổ ích, phục vụ công tác giảng dạy.
     V. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục
   -      Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.
 -       Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội cùng cộng đồng có trách nhiệm với nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục.
-        Tích cực huy động nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường; chăm lo cho số học sinh thuộc diện hộ nghèo và gia đình chính sách khó khăn.
VI. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác
-        `Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ ban hành. Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.
-        Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, từng bước nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường-gia đình-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục hàng năm.
F. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường
-        Phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nội dung của chiến lược.
-        Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, phổ biến đến cha mẹ học sinh nội dung của chiến lược phát triển.
 -       Đưa lên cổng thông tin điện tử của trường cũng như niêm yết tại bảng tin cho cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường được biết.
 -       Thành lập ban kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược qua từng năm học hoặc theo từng giai đoạn.
II. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
-        Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2021-2025.
-        Thành lập Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
-        Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Cụ thể:
                   + Giai đoạn 1 : năm học 2021-2022 .
                   + Giai đoạn 2 : năm 2022 -2024.
                   + Giai đoạn 3 : từ năm 2024-2025.
-        Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng
          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường
-        Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.
-        Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.
-        Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên
-        Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, xứng đáng là “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.
-        Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường với phương châm “Nỗ lực của cá nhân là thành công của tập thể”.
5. Trách nhiệm của học sinh
-        Ra sức học tập tốt, rèn luyện .
 -       Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn kỹ năng sống, trau dồi đạo đức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.
6. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh
-        Phối hợp với nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.
-        Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.
G. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
          Với kế hoạch phát triển trường học của trường Tiểu học Phú Mỹ giai đoạn 2021-2025 là một quá trình nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Trong kế hoạch năm học, chiến lược được thảo luận, bàn bạc, điều chỉnh thống nhất và đánh giá cụ thể từng mặt. Từng giai đoạn được cụ thể hóa qua chỉ tiêu phấn đấu hằng năm của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường và quyết tâm đạt kết quả đúng theo thời gian dự định.
          Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế để đạt được mục tiêu của chiến lược đã đề ra.
2. KIẾN NGHỊ
          Phòng giáo dục đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một cần sớm có kế hoạch mở rộng hoặc xây dựng thêm trường trên địa bàn phường Phú Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân do tình hình học sinh tăng quá nhanh.
     
Nơi nhận:
- PGDĐT TPTDM;
- Đảng ủy-UBND Phường PM;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG




Lê Thị Hồng Châu


                    



 
DUYỆT CỦA PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay657
  • Tháng hiện tại27,103
  • Tổng lượt truy cập1,001,014
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây