Kế hoạch về việc xây dựng phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh  xảy ra trong nhà trường.

Thứ bảy - 05/02/2022 17:43
       PHÒNG GIÁO DỤC  ĐÀO TẠO     
       THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
    TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ MỸ

        Số :       /KH-THPM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Phú Mỹ, ngày 15 tháng 1 năm 2022

 
KẾ HOẠCH
Về việc xây dựng phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh
 xảy ra trong nhà trường.
Căn cứ Kế hoạch số 6371/KH-UBND, ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Căn cứ công văn số 1699/PGDĐT-TCCB, ngày 17 tháng 12 năm 2021 của Phòng GDĐT TPTDM về việc chuẩn bị tổ chức học tập trực tiếp trở lại trong trạng thái bình thường mới;
Căn cứ công văn số 1709/PGDĐT-TCCB ngày 21/12/2021 Về việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học tổ chức hoạt động trở lại;
Căn cứ Công văn số 42/SYT-NVY ngày 7/1/2022 Về việc hướng dẫn tạm thời Phương án xử lý F0 trong cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trong trạng thái bình thường mới,
       Trường Tiểu học Phú Mỹ xây dựng kế hoạch xây dựng phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường như sau:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Mục đích
-Chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời trường hợp mắc Covid- 19 tại nhà trường.
- Đảm bảo hoạt động dạy học an toàn, thích ứng linh hoạt hạn chế tác động của dịch bệnh khi phát hiện trường hợp mắc Covid – 19/
2/ Yêu cầu
- Xác định nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 là trọng tâm, cấp bách và thường xuyên của nhà trường.
- Cán bộ giáo viên nhân viên học sinh, phụ huynh học sinh nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tại trường: 92
Tổng số GV, NV đã tiêm vắc xin Covid-19: 92 – Tỷ lệ 100%, trong đó:
+ Tổng số đã tiêm mũi 1: 92     – tỷ lệ 100%
+ Tổng số đã tiêm mũi 2:  91    – tỷ lệ 98.9 %
+ Tổng số đã tiêm mũi 3:  70     – tỷ lệ 76.1 %
2. Học sinh:
+ Tổng số lớp học: 60
+ Tổng số học sinh: 2358
+ Tổng số học sinh đến lớp:           ( theo đăng ký)
+ Tổng số học sinh đã tiêm mũi 1: 0
+ Tổng số học sinh đã tiêm mũi 2: 0
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Khẩu trang (cồn 70 độ):   400     cái
- Nước sát khuẩn (cồn 70 độ): 10 lít
- Dụng cụ đo thân nhiệt: 05 cái cầm tay.
- Xà bông diệt khuẩn: 20 chai và 50 cục.
- Đồ bảo hộ:    35 bộ
- Găng tay y tế:  7    hộp
- Máy đo thân nhiệt + rửa tay: 5 cái
- Yêu cầu người đến trường phải quét mã QR code tại cổng trường để khai báo y tế.
- Phòng y tế dự phòng: phòng riêng - phòng tư vấn tâm lý.
- Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang trong suốt quá trình dạy và học.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh, học sinh thường xuyên thực hiện đảm bảo 5K và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, thường xuyên khai báo y tế, có yếu tố dịch tễ phải khai báo ngay cho Trung tâm y tế phường, BGH nhà trường và tạm thời không cho học sinh đến trường.
- Thành lập Ban chỉ đạo
III. DỰ KIẾN CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG
 Phương án 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học.
-        Tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên- nhân viên trong nhà trường các nội dung cơ bản về nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng chống dịch Covid 19 (Theo tài liệu tập huấn). Chú trọng nội dung giáo viên phải tuyên truyền hướng dẫn học sinh cụ thể như cách đeo khẩu trang đúng cách, cách rửa tay đúng cách, chú ý cần che miệng và mủi khi ho hoặc hắc hơi, giữ khoảng cách khi tiếp xúc…
-        Khi học sinh vào học, tăng cường chú ý đến biểu hiện của học sinh, nhân viên y tế phối hợp với GVCN nắm tình hình sức khỏe học sinh đầu buổi học. Cập nhiệt độ các trường hợp có biểu hiện nghi vấn.
- Lau dọn phòng, bàn ghế bằng cồn y tế 1 lần/ ngày.
- Hướng dẫn cụ thể học sinh biết cách rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách.
- Mở các cửa sổ cho thông thoáng các phòng học.
- Sắp xếp giờ chơi, giờ về lệch nhau giữa các khối.
- Bổ sung số lớp ăn tại lớp học và giảm số lớp xuống nhà ăn.
 Phương án 2: Khi có trường hợp nghi mắc Covid tại nhà trường.
Khi phát hiện có cán bộ giáo viên nhân viên học sinh có một trong các triệu chứng như sốt , ho, khó thở ( người nghi ngờ) tại trường học, nhà trường thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông báo cho trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ an toàn Covid của đơn vị. Đưa người nghi ngờ đến phòng cách ly riêng, thực hiện biện pháp hạn chế tiếp xúc giữa người nghi ngờ và những người khác  với khoảng cách ít nhất 2 m.
Bước 2: Nhân viên y tế được trang bị trang phục y tế thực hiện cung cấp khẩu trang cho người nghi ngờ và hướng dẫn đeo đúng cách.
Bước 3: Khai thác tiền sử tiếp xúc của người nghi ngờ.
+ Đối với giáo viên thì hỏi trực tiếp.
+ Đối với học sinh: mời PHHS đến trường để phối hợp hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và thực hiện các biện pháp xử trí: trong vòng 14 ngày có tiếp xúc gần ( sống cùng nhà, học cùng lớp, sinh hoạt chung,làm việc cùng phòng, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách < 1-2 m, di chuyển trên cùng phương tiện..)với những người đi về từ điểm, ổ dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế, người nghi ngờ hoặc xét nghiệm dương tính với Covid-19.
+ Thực hiện test nhanh kháng nguyên cho người nghi ngờ.
* Trường hợp không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ và kết quả test nhanh âm tính thì xử trí như sau:
+ Điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Nếu cần thiết thì nhân viên y tế trường học đưa giáo viên hoặc phối hợp PHHS đưa HS đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời,
+ Ghi lại các thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe học sinh, giáo viên, nhân viên.
+ Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.
 * Trường hợp có yếu tố tiếp xúc dịch tễ và kết quả test nhanh dương tính:
Bước 1: Phát hiện và thông báo
+ Thông báo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn Covid -19 của trường, đồng thời chuyển F0 đến phòng cách ly tạm thời.
+ Thông báo phụ huynh người giám hộ để phối hợp xử lý.
+ Thông báo Trạm y tế Phường để phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch và vận chuyển các trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng đến cơ sở điều trị.
 Bước 2: Đánh giá tình trạng F0 và xử lý.
- Đánh giá trình trạng và xử lý F0
+ Đối với F0 có dấu hiệu suy hô hấp ( thở nhanh hoặc khó thở, SpO2 dưới 96%) chuyển ngay đến cơ sở điều trị thích hợp tại địa phương bằng xe cấp cứu/ xe chuyên dụng.
+ Đối với F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, nhà trường tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương tiếp cận quản lý, theo dõi và điều trị theo qui định.
-  Ngưng ngay tiết học của lớp có F0 vệ sinh khử khuẩn và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp ( F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên ( mẫu gộp 3-5 người)
- Các lớp học khác hoạt động bình thường.
Bước 3: Xử lý F1 và hoạt động.
- Sau khi xử lý F0, đơn vị tiếp tục theo dõi F1 bao gồm tất cả học sinh giáo viên trong cùng lớp học với F0, đã có kết quả xét ngiệm âm tính. Trong đó:
+ Nếu F1 đã tiêm vaccin phòng Covid-19 đủ liều ( 2 mũi trở lên) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng thì đi học và làm việc bình thường nhưng tuân thủ 5K, tiến hành khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.
+ Nếu F1 chưa tiêm vaccin phòng Covid19 đầy đủ hoặc đã tiêm đủ liều Vaccin nhưng có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc nệnh nền cần cách ly tại nhà/ nơi cư trú theo qui định, khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và trạm y tế địa phương; xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 7 hoặc ngay khi có triệu chứng.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
          Nhà trường xây dựng kế hoạch trình Trạm y tế Phường Phú Mỹ phê duyệt.
          Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phân công trách nhiệm từng thành viên.
          Quán triệt kế hoạch đến toàn bộ giáo viên nhân viên học sinh và phụ huynh học sinh.
          Phối hợp chặt chẽ, xin ý kiến chỉ đạo từ  cơ quan y tế và lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một khi có các tình huống phát sinh ttrong nhà trường.
          Trên đây là phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện, sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Nơi nhận:                                                                                               HIỆU TRƯỞNG
- UBND phường PM;
- Trạm y tế Phường PM;
- PGDĐT TPTDM;
- BCĐ phòng chống Covid trường ;                                                      Lê Thị Hồng Châu
- Lưu VT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay857
  • Tháng hiện tại25,291
  • Tổng lượt truy cập1,194,530
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây