Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022

PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ MỸ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                 Số: 120/KH-THPM

Phú Mỹ, ngày 08 tháng 11 năm 2021

 

   
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2021 – 2022
          Căn cứ vào công văn số 1716/SGDĐT – GDTH ngày 01/10/2021 của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2021 – 2022;
          Căn cứ vào công văn số 1431/PGDĐT- GDTH ngày 26/10/2021 của Phòng Giáo dục Đào tạo TP Thủ Dầu Một về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 cấp tiểu học; 
Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị.
Nay đơn vị Tiểu học Phú Mỹ xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2021 – 2022 như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
       1.Đội ngũ giáo viên: TS CBGVNV : 92/ 79 nữ. Trong đó:
  Tổng số Trình độ
Chuyên môn nghiệp vụ
Thạc sĩ Biên  chế Hợp đồng Ghi chú
Chưa ĐT THSP CĐSP ĐH
Hiệu trưởng 1       1   1    
P.Hiệu trưởng 2       2   2    
Kế toán 1       1     1  
Văn thư 1 1         1    
TTDL 1       1   1    
TPT Đội 1       1   1    
CB Thiết bị 1     1     1    
NV y tế 1   1       1    
Phục vụ 2 1   1     2    
Bảo vệ 3 3         3    
GV dạy lớp 61 5 1 7 75   58 3  
GV bộ môn 17   2 1 14   13 4  
Cộng 92 6 4 6     84 8  

   2.Tình hình học sinh
Khối lớp Số lớp T/s HS Nữ Học 2 buổi Học 1 buổi
Số lớp Số HS Nữ Số lớp Số HS Nữ
1 13 541 251 13 541 251      
2 13 496 249 13 496 249      
3 12 452 224       12 452 224
4 12 493 233       12 493 233
5 10 403 189       10 403 189
Cộng 60 2385 1146 26 1037 500 34 1348 646
3. Cơ sở vật chất.
Trường có 01 cơ sở chính và 2 cơ sở phụ với  số phòng học là 42 phòng.
Diện tích đất : 8402.9 m2
Diện tích sân chơi bãi tập là 5.388.14 m2
a. Thuận lợi
- Nhà trường luôn được sự chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, sự quan tâm, giúp đỡ của ban ngành, đoàn thể địa phương, sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- Tập thể CBGVNV có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
- Nề nếp sinh hoạt của nhà trường nhất là công tác chuyên môn đúng quy chế, luôn học tập rèn luyện về đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy; hiệu quả đào tạo được duy trì, ổn định và có từng bước nâng cao. 
b. Khó khăn
- Với hình thức dạy học trực tuyến, học sinh gặp khó khăn trong giảng dạy và học tập. Nhất là đối với các em lớp 1-2 cần có phụ huynh học sinh hỗ trợ. Tuy nhiên, một số  học sinh có ba mẹ làm ở công ty thực hiện 3 tại chỗ ,hoặc sống chung với ông bà ở quê không có mạng, không biết sử dụng điện thoại thông minh để hướng dẫn hỗ trợ các em học phải nhờ hàng xóm do đó không có sự tương tác phối hợp thường xuyên giữa giáo viên và học sinh,làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả học tập.
- Nhà trường còn nhiều cơ sở nên việc theo dõi, quản lý của Ban giám hiệu đôi lúc chưa kịp thời, sâu sát.
- Cùng một cơ sở phải tổ chức 3 loại hình : bán trú, hai buổi, một buổi nên việc sắp xếp giờ giấc ăn, ngủ, học tập của các em còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiện tại còn thiếu 1 giáo viên thể dục nên việc sắp thời khóa biểu của môn thể dục còn gặp khó khăn.
- Tay nghề của đội ngũ ở các khối lớp chưa đồng đều nên việc đổi mới phương pháp dạy đôi lúc hiệu quả chưa cao.
- Một số phụ huynh học sinh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh mà giao khoán cho nhà trường.
- Các thiết bị điện tử phục vụ cho giảng dạy đã xuống cấp, thường xuyên bị hư nên ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập.
   - Số học sinh quá đông, không đủ cơ sở vật chất cho 100%các em học 2 buổi / ngày.
II. KẾ HOẠCH CHUNG
 Triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐt ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ( CTGDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2 và CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006. Thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 vừa xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với tình hình nhà trường, tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet trên truyền hình.
 Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên, CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. Chuẩn hóa trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng GV, CBQL giáo dục giúp thực hiện tốt CTGDPT và nâng chất lượng giáo dục. Chuẩn bị các điều kiện, đội ngũ giáo viên dạy lớp 3 từ năm học 2022-2023.
Tăng cường cơ sở vật chất; rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục; quản lý, sử dụng hiệu quả CSVC để thực hiện CTGDPT 2018, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. Khai thác , sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.
 Chú trọng đổi mới công tác quản lý ; tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục. Kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm đối với gia đình - nhà trường - xã hội. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng đơn vị.
 Đa dạng hóa các hình thức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid- 19, chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của trường và điều kiện thực tế của người học, tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử, Hưởng ứng cuộc thi “ Thiết kế bài giảng E-Learning”
Tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành giáo dục. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học, phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục và quản trị nhà trường và năng lực tự chủ sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
Duy trì vững chắc và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thư viện xuất sắc, trường chuẩn quốc gia;
III.KẾ HOẠCH CỤ THỂ
1. Thực hiện Chương trình giáo dục giáo dục phổ thông .
1.1. Chủ động thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của dịch Covid -19.
Căn cứ vào tình hình điều kiện của đơn vị, điều kiện của học sinh, nhà trường xây dựng phương án dạy học tùy theo tình hình dịch bệnh của địa phương. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của ngành mà trường áp dụng hình thức dạy học phù hợp. Sử dụng có hiệu quả kho học liệu có sẵn.
1.2. Thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1-2
Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018;
  Thực hiện chương trình GDPT mới 2018 đối với lớp 1-2 thực hiện theo thông tư số 32//2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của BGD ĐT Ban hành chương trình GDPT.
  Cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1.2 tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của BGD, SGD tổ chức triển khai chương trình GDPT 2018.
  Thực hiện dạy trực tuyến từ tuần 1 đến khi có chỉ đạo mới.
      1.3.Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 từ lớp 3 đến lớp 5.
Sử dụng hiệu quả kho học liệu sẵn có và tổ chức xây dựng kho học liệu bổ sung, sẵn sàng tổ chức dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng học sinh.
      Thực hiện sắp xếp các chủ đề học tập, xác định các nội dung có thể tổ chức dạy học trực tuyến hoặc hướng dẫn cho học sinh tự học. Tổ chức dạy học qua truyền hình, dạy học trực tuyến đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, kĩ năng của giáo viên, khả năng tiếp thu, lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
  2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
          2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
          - Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn với các kịch bản phù hợp, lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết phù hợp với khung thời gian năm học, đảm bảo thực hiện chương trình một cách linh hoạt, chủ động, hiệu quả phù hợp với điều kiện của trường.
          - Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa, đặc điểm của đối tượng học sinh.
         2.2. Thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2
a. Nội dung – yêu cầu
Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018; tổ chức dạy học lớp 1, lớp 2 theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT  ban hành. Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập đáp ứng nhu cầu, sở thích , năng khiếu của học sinh, các hoạt động tìm hiểu tự nhiên xã hội, văn hóa lịch sử , truyền thống của địa phương. 
          b. Biện pháp.
      Đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy chương trình lớp 1, lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
    - Giáo viên, cán bộ quản lý tham dự tập huấn về sử dụng sách giáo khoa lớp 2 khi được Ngành tổ chức.
  - Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 5 phút, tối thiểu là 9 buổi/ tuần với 32 tiết/ tuần, kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bố hợp lý giữa các nội dung giáo dục.
  - Xây dựng kế hoạch bán trú với nội dung và hình thức phù hợp với tình hình thực tế. Thông qua các hoạt động bán trú góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống, đạo đức, tính kỹ luật, tự phục vụ…
      - Tổ chức bữa ăn bán trú đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng cho học sinh.
c. Chỉ tiêu         
- 100% GV dạy khối 1, 2 đảm bảo đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn, trìn độ đào tạo theo qui định.
        Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo chương trình GDPT 2018.  
2.3. Thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 3-4-5
          a.Nội dung – yêu cầu.   
          Thực hiện Chương trình GDPT theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Chủ động điều chỉnh nội dung bài học và các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục; phù hợp từng đối tượng học sinh. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tập trung đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả phát huy hoạt động tích cực của cá nhân học sinh, tự tin chủ động sáng tạo...Rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lắp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp  học.
          Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 tiếp cận với chương trinh giáo dục phổ thông 2016 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo.
Thực hiện dạy trực tuyến từ tuần 1 đến khi có chỉ đạo mới.
        Đối với lớp 3 thực hiện tập huấn thay sách giáo khoa trong năm nay theo chương trình GDPT 2018.
 b. Biện pháp.
+ Giảng dạy đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động bắt buộc; phân bổ hợp lý giữa nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình.
+ Điều chỉnh nội dung dạy học theo chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh, không cắt xén cơ học , đổi mới cách thức hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014.
Tổ chức các hoạt động giáo dục tự chọn phù hợp với nhu cầu học sinh và điều kiện của nhà trường.
c. Chỉ tiêu
100% GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, hiệu quả, phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu GDTH       
      2.4. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học đối với cấp tiểu học và thực hiện nội dung giáo dục địa phương.
     2.4.1 Đa dạng hóa các hình thức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm
a. Nội dung
  •  Xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến dựa vào các văn bản hướng dẫn của ngành GDĐT, có kế hoạch dạy học cụ thể như giảm tải, ôn tập nội dung cốt lõi....
  • Thực hiện dạy đủ các môn bằng nhiều hình thức K12 online, Zoom...trực tuyến trên lớp với học sinh, gửi bài, hướng dẫn học, ôn tập...
- Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn và tâm sinh lý học sinh, gắn lý thuyết với thực hành và tâm sinh lý học sinh, gắn lý thuyết với thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp theo hướng hoạt động trải nghiệm, tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử, kĩ năng sống...
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học.
- Vận dụng, triển khai mô hình thư viện thân thiện trong nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức các hoạt động nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triên ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh.
b. Yêu cầu
  • Triển khai đến giáo viên các công văn của ngành về dạy trực tuyến ở tất cả các lớp.Tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận thống nhất chương trình,nội dung soạn giảng theo công văn chỉ đạo của ngành phù hợp với tinh hình thực tế nhà trường.
  • Phối hợp với mạnh thường quân hỗ trợ cho học sinh có hoàn ảnh khó khăn đủ điểu kiện tham gia học tập như sách vở, điện thoại thông minh để tham gia học trực tuyến.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổng phụ trách đội, chi đoàn giáo viên tổ chức các hoạt động lao động tự phục vụ như: Vệ sinh lớp học; giữ vệ sinh chung trong trường, nơi công cộng; kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và mọi người; có kiến thức cơ bản về tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực.
- Tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống, giá trị sống, hiểu biết xã hội, tìm hiểu mốt số ngành nghề truyền thống của địa phương.
- Nội dung hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp phải cụ thể giúp các em tiếp thu  khi tham gia mang tính giáo dục, sát với thực tế nhà trường.
- Thông qua các hoạt động giao lưu, sân chơi trí tuệ nhằm hình thành các kỹ năng về giao tiếp, đoàn kết gắn bó với bạn bè lẫn nhau, giúp học sinh củng cố kiến thức chương trình học.
- Tăng cường các hình thức dạy học gắn lý thuyết với thực hành, các hoạt động.
- Tiếp tục lồng ghép tích hợp: Giáo dục  đạo đức, xây dựng thói quen tốt giúp hình thành nhân cách; tăng cường giáo dục nhận thức về quyền trẻ em, bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc súc khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền Quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông.
c. Biện pháp
- Giáo viên nắm chắc bài dạy để có hình thức dạy học cho phù hợp, chú ý việc thực hành qua nội dung giảng dạy, phù hợp với cuộc sống hàng ngày ở học sinh.
- Đảm bảo việc giảng dạy lồng ghép tích hợp vào nội dung giảng dạy như: giáo dục đạo đức, phòng chống tai nạn thương tích; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các bộ phận và giáo viên bằng nhiều biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh hiểu: Chủ quyền quốc gia và biển đảo; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu để từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, ứng xử bằng vệc làm của mình.
- Tập trung vào việc giáo dục văn hóa truyền thống qua tiết sinh hoạt dưới cờ, các nội dung ở chương trình học, sinh hoạt ngoại khóa…có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo điều kiện của nhà trường để hình thành kỹ năng sống ở học sinh.
- Tập luyện học sinh hát đúng Quốc ca trong lễ chào cờ, các buổi lễ khác do trường tổ chức; giảng dạy môn thể dục chính khóa đúng theo chương trình, tham gia các hội thao do Ngành tổ chức thực hiện giảng dạy thể dục chính khóa đúng quy định về chương trình, tham gia các hội thao do Ngành tổ chức, thể dục đầu, giữa giờ nhằm rèn luyện sức khỏe cho học sinh; phù hợp các tổ chức trong trường hướng dẫn học sinh tự quản, tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể trong các buổi sinh hoạt ngoài giờ chính khóa. 
- Tiếp tục đẩy mạnh về giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát huy tính chủ động ở học sinh. Tổ chức đội xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo cho học sinh nâng cao nhận thức về việc giữ gìn vệ sinh, giúp đỡ lẫn hau trong học tập.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu sân chơi trí tuệ trên tinh thần tự nguyện theo sở thích, năng khiếu của học sinh, qua đây các em có điều kiện phát triển năng lực, sở trường của bản thân.
 d. Chỉ tiêu
-     Đảm bảo học sinh tham gia học 100% trực tuyến.
- 100% giáo viên trong giảng dạy tổ chức nhiều hình thức gắn với thực hành qua kiến thức chương trình giảng dạy và gần gũi giúp học sinh vận dụng được.
- 100% giáo viên có lồng ghép để giảng dạy các nội dung: Chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo dục an toàn giao thông.
- 100% các bộ phận của trường cùng phối hợp để tổ chức các hoạt động trải nghiệm; giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo chuyển biến tích cực để xây dựng thói quen tốt để hình thành nhân cách.
- 100% học sinh được giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục giá trị sống; kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ý thức giữ gìn môi trường, hoạt đông trải nghiệm sáng tạo… thông qua các hoạt động như: Sinh hoạt dưới cờ, giáo dục ngoài giờ chính khóa.
- Biết hát đúng Quốc ca trong các buổi chào cờ đầu tuần cũng như các hoạt động lễ hội khác khi trường tổ chức.
- 100% học sinh được học thể dục chính khóa; tham gia Hội khỏe phù đổng để tăng cường rèn luyện sức khỏe ở bản thân.
- 100% học sinh được giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại bạo lực; giữ gìn vệ sinh môi trường, giáo dục đạo đức.
   2.4.2 Xây dựng,phát triển thư viện trường học đáp ứng nhu cầu đổi mới GDPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.
a. Nội dung
- Trang bị kịp thời bổ sung số truyện để giúp học sinh có điều kiện đọc góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện mô hình thư viện thân thiện tại nhà trường.
- Phát động phong trào đọc truyện trong học sinh, lựa chọn giới thiệu những học sinh trình bày việc kể chuyện trong lớp, sinh hoạt dưới cờ để các em noi theo, tạo thói quen tự học, tư nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ Tiếng việt cho học sinh Tiểu học.
b. Yêu cầu:
- Thực hiện tốt các hoạt động giới thiệu sách mới, các ngày hội đọc sách.
- Sắp xếp thư viện gọn gàng, đẹp mắt, khoa học.
c. Biện pháp
- Thư viện thường xuyên giới thiệu truyện cho học sinh biết và thực hiện đem sách, truyện đến lớp, tại phòng đọc để học sinh có điều kiện được đọc truyện.
- Giáo viên chủ nhiệm lồng ghép việc đọc truyện ở lớp để tạo điều kiện cho học sinh phát triển văn hóa đọc.
- Cử chọn những em có năng khiếu thuyết trình vào buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.
     d. Chỉ tiêu
- Thực hiện cập nhật hồ sơ, báo cáo , bổ sung các loại sách theo qui định đủ điều kiện công nhận lại Thư viện xuất sắc .
- 100% học sinh được đọc truyện tại trường và tích cực tham gia để tạo thói quen cho bản thân từ đó hỗ trợ tich cực phát triển ngôn ngữ Tiếng việt cho học sinh Tiểu học.
- 100% các lớp tham gia đọc truyện nhằm phát triển văn hóa đọc ở học sinh.
  • Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện với thực tế của nhà trường, địa phương không gây áp lực quá tải cho học sinh.
  • Tiếp tục củng cố, bổ sung trang thiết bị, đầu sách, nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách, tìm hiểu kiến thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
  • Tiếp tục mở rộng diện tích mô hình thư viện xanh, Thực hiện thư viện lưu động phục vụ sách đọc cho học sinh tại 2 cơ sở phụ.
       2.5. Thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 3
a. Nội dung- yêu cầu
 Nghiêm túc thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của ngành về qui trình chọn sách giáo khoa lớp 2.
b. Biện pháp
Huy động các mạnh thường quân, các tổ chức xã hội hỗ trợ SGK cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa đầy đủ.
c. Chỉ tiêu:
100% GV khối 3 và CBQL nghiêm túc tham gia thực hiện chọn SGK đúng qui trình của ngành yêu cầu.
          Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở GDPT; Thực hiện theo các văn bản Tỉnh Bình Dương; Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Dương.
Chuẩn bị đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trở lên, giáo viên trẻ năng nỗ có điều kiện tốt, tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng thay sách giáo khoa.
          Thành lập Hội đồng chọn sách giáo khoa Trường theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo của ngành.
3. Đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt và tự chủ của nhà trường, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện CTGDPT cấp Tiểu học.
a. Nội dung
          Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định, đảm bảo sự tham gia của các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
         b.  Biện pháp:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đi số trong ngành giáo dục, công tác dạy và hc, công tác quản lý giáo dc, quản trị nhà trường nói riêng. Triển khai đng bộ phần mềm quản lý trường hc, khai thác có hiệu quả các ứng dng, tài liệu trên mạng Internet góp phần vào đi mới nội dung, phương pháp dạy, hc cũng như công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường; tiếp tc nhân rộng mô hình dự giờ, sinh hoạt chuyên môn và dự hc trực tuyến giữa các đơn vị trường, lớp hc. Hỗ trợ hc sinh, giáo viên khó khăn tiếp cn tt với hình thức hc trực tuyến, hc qua truyền hình. Tiếp tc chủ động phối hợp với các các đơn vị liên quan thực hiện nâng cp, bổ sung chức năng, vận hành ổn định, khai thác hiệu quả các phần mềm đã được triển khai. Tăng cường  bi dưỡng kỹ năng về ứng dng CNTT, an ninh thông tin cho viên chức, nhân viên, hc sinh. Khai thác hiệu quả phần mềm quản lý thư viện, quản lý thiết bị, quản lý lương, tuyển sinh đầu cấp trực tuyến
- Xây dng văn hóa hc đường, văn hóa ng xử trong trường hc, giáo dục lý tưởng cách mng, tư tưởng chính trị, đo đức, li sng, kỹ năng sng, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin hc cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dc, giáo viên và hc sinh. Tiếp tc đẩy mnh việc hc tập và làm theo tư tưởng, đạo dc, phong cách Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, phát huy vai trò chủ động của tổ khối trưởng, lên kế hoạch, triển khai các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của tổ, trong sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, xây dựng bài học theo chủ đề, chủ động, tích cực nghiên cứu tìm tòi những mô hình, phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp đưa vào giảng dạy.
- Thực hiện tt công tác tham mưu, phối hợp thanh tra, kiểm tra  trường hc, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các đơn vị, phát huy dân chủ ở cơ sở, vai trò của ban thanh tra nhân dân, kiểm tra nội bộ trường hc, đảm bảo tính công bằng trông giáo dục, xây dựng môi trường trưng hc xanh, sch, đẹp và an toàn. Tiếp tc chỉ đạo thực hiện tt quy chế dân chủ ở cơ s, tăng cưng thực hiện việc đi thoại và tiếp công dân, tiếp tc đẩy mnh việc nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dc pháp lut trong nhà trường.
- Thc hin đy đủ và kịp thi c chế độ, chính sách ưu đãi đi với ngiáo và ngưi hc theo quy định hin hành ... Thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dc, trách nhim của Hiệu trưởng trong quản lý trường hc theo Nghị định số 24/2021/NĐ-CP, ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dc phổ thông công lập.
4. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh Tiểu học
    4.1 . Đổi mới phương pháp , hình thức tổ chức dạy học
a. Nội dung
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; Vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục  trên lớp học.
b.Yêu cầu
- Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp mô hình trường học mới, chủ động sắp xếp nội dung dạy học phù hợp, thuận lợi để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
- Tiếp tục giảng dạy phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” ở tất cả các khối lớp. Hoàn thiện cụ thể về bài dạy ở từng khối lớp để áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột ”; tổ chức các giờ học cho học sinh tự thiết kế, tổ chức thực hành với những vật liệu đơn giản, dễ thực hiện và hướng tới việc thành lập phòng hỗ trợ thí nghiệm, thực nghiệm tại trường, cụm trường; có kế hoạch thực hiện thời khóa biểu dạy các tiết ghép hoặc theo chủ đề để thực hiện phương pháp này.
- Thực hiện giảng dạy đại trà môn Mỹ thuật theo phương pháp mới. Giáo viên Mỹ thuật đực chủ động sắp xếp bài dạy theo hướng nhóm các nội dung bài học thành các chủ đề phù hợp với tính hình thực tế giảng dạy, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
c. Biện pháp  
- Tăng cường tổ chức thực hiện đội mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Giáo viên vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo dự án, theo sơ đồ tư duy..
- Xây dựng kế hoạch bài dạy có nội dung sử dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” từng khối lớp để tiến hành thực hiện về phương pháp này, chủ động sắp xếp thời khóa biểu dạy tiết ghép hoặc chủ đề khi tổ chức giảng dạy, đồng thời kế hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Giáo viên mỹ thuật chủ động sắp xếp bài dạy theo hướng các nhóm bài học thành chủ đề, xây dựng kế hoạch cho từng động phù hợp thực tế; trao đổi kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy giữa các giáo viên Mỹ thuật trong cụm để nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn.
-Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn trong trường và cụm trường tổ chức.
d. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên áp dụng giảng dạy về phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” vào nội dung của bài dạy kể cả lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực khác.
- 100% giáo viên dạy Mỹ thuật giảng dạy theo phương pháp mới và chủ động sắp xếp các bài dạy theo nhóm các bài thành chủ đề để nâng cao hiệu qua tiết dạy; tham gia các buổi sinh hoạt do Ngành, tổ bôn môn tổ chức để học tập kinh nghiệm trong giảng dạy.
4.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học
      a. Nội dung
- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học; tập huấn nâng cao năng lực cho giáo  viên để đánh giá học sinh Tiểu học sinh theo Thông tư số 30/2014 /TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và thông tư số 22/2016/TT- BGD ( đối với GV khối 3-4-5) và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của BGDĐT ( đối với GV khối 1-2) Tăng cường chỉ đạo đổi mới đánh giá thường xuyên theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Ứng dụng CNTT qua phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập ở học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên có thời gian quan tâm đến học sinh và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Duy trì việc bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học nghiêm túc, phù hợp từng đối tượng kiên quyết không để học sinh “ ngồi nhầm lớp ”; tổ chức việc khen thưởng học sinh đúng thực chất, đúng quy định; tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc ở phụ huynh học sinh và xã hội.
b. Yêu cầu
- Từng giáo viên tiếp tục nghiên cứu và nắm chắc ở Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, thông tư 27/2020/TT-BGDĐT  để việc đánh giá học sinh một cách chính xác khoa học; trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời trao đổi để giải quyết những gút mắc, khắc phục những sai sót. Chú trọng đổi mới việc dánh giá thường xuyên theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Thực hiện có hiệu quả về sử dụng CNTT, phần mềm quản lý kết quả học tập của học sinh.
- Làm tốt việc bàn giao học sinh vào cuối năm học theo hướng dẫn; việc xét khen thưởng cho học sinh vào cuối năm phải đúng kết quả học sinh phấn đấu, tránh dư luận không tốt.
- Khi tổ chức dạy học trực tuyến cần lưu ý kết quả học tập trực tuyến phải được đánh giá chính xác, khách quan và theo các qui định của BGDĐT về đánh giá học sinh.
c. Biện pháp
- Căn cứ vào Thông tư 22, thông tư 27  cũng như qua việc đánh giá, nhận xét học sinh giáo viên cần phải rút kinh nghiệm để thực hiện đảm bảo theo quy định của Ngành; thông qua sinh hoạt chuyên môn, lồng ghép để tập huấn nâng cao năng lực giúp giáo viên đánh giá học sinh đúng theo Thông tư quy định.
- Làm tốt việc sử dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học, phân loại nhóm đối tượng để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp để không có hiện tượng “ Ngồi nhầm lớp ”.
- Thường xuyên trao đổi với PHHS về tình hình học tập của học sinh để có được hỗ trợ , phối hợp từ phía PHHS trong việc giảng dạy và giáo dục.
- Xét khen thưởng học sinh cuối năm đúng hướng dẫn, có sự theo dõi xuyên suốt để có cơ sở khen thưởng ở học sinh một cách chính xác, không để xảy ra bức xúc,
khiếu nại của phụ huynh.
d.Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện việc nhận xét, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. ( 3-4 -5) thông tư  27 /2020 /TT- BGDĐT.( khối 1-2)
-100% giáo viên biết sử dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập của học sinh để theo dõi quá trình rèn luyện ở học sinh.
5. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học và chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện theo CTGDPT 2018.
      5.1 Dạy học Ngoại ngữ
a. Nội dung
- Thực hiện triển khai Chương trình môn Tiếng Anh cho HS lớp 1 từ tuần 10 của năm học, đảm bảo các yêu cầu được qui định trong CTGDPT 2018.
Ÿ Khối 1-2 : 2 tiết/tuần
Ÿ Khối 3-4-5 : 3 tiết/ tuần
- Tiếp tục việc kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định; chú trọng đánh giá thường xuyên; bài kiểm tra định kỳ cần đánh giá 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
b. Yêu cầu
 - Giáo viên Anh văn tiếp tục tăng cường việc đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng môn Anh văn; lựa chọn và vận dụng có hiệu quả nội dung tập huấn chuyên môn vào nội dung bài dạy cho học sinh .
c.Biện pháp.
- Khai thác và sử dụng các trang thiết bị hiện có để giảng dạy cho học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng anh.
- Tổ chức các hoạt động theo điều kiện thực tế tại đơn vị nhằm tạo sân chơi bổ ích cho giáo viên và học sinh như: giao lưu Tiếng anh; khuyến khích đọc sách, truyện Tiếng anh, câu lạc bộ Anh văn, thi olympic Tiếng anh.
- Trong thời gian dạy học trực tuyến, giáo viên triển khai đến PHHS thực hiện giải pháp học Tiếng Anh qua truyền hình trong chuyên mục “ Lam quen với Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2” đã được Bộ GDĐT phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam ( VTV 7); sử dụng kho bài giảng nay để gửi đến PHHS qua nhóm Zalo của lớp.
d. Chỉ tiêu
- Học sinh nắm vững kiến thức từng khối lớp.Phát triển 4 kĩ năng nghe – nói- đọc viết.
- 100% giáo viên Anh văn thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn.
5.2. Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục Tin học
a.Nội dung
- Thực hiện việc giảng dạy môn Tin học cho học sinh từ lớp 4 lớp 5, mỗi tuần 2 tiết . Xây dựng câu lạc bộ môn Tin học để tham gia các hoạt động giáo dục, giúp cho học sinh có năng lực Tin học, nuôi dưỡng đam mê khoa học công nghệ.
-  Đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo “hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh”, giúp học sinh tiếp cận Chương trình môn Tin học trong CTGDPT 2018.
- Giáo viên Tin học tham gia các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt tổ bộ môn để nâng cao năng lực chuyên môn để từng bước dạy Tin học lớp 1, lớp 2, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy môn Tin học lớp 3,4,5.
b. Yêu cầu
- Dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do Ngành tổ chức để học tập kinh nghiệm, tiếp cận những phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy cho học sinh.
- Giáo viên Tin học nâng cao chất lượng môn Tin học, luôn đổi mới về phương pháp, hình thức trong giảng dạy, xây dựng có hiệu quả về câu lạc bộ yêu tích môn Tin học.
c. Biện pháp
- Giáo viên Tin học thường xuyên nghiên cứu tài liệu và luôn đổi mới về phương pháp dạy giúp học sinh ham thích học tập.
- Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ bộ môn để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Nghiên cứu tổ chức nhiều hình thức phù hợp với học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Tổ chức đa dạng các hình thức theo điều kiện thực tế ở trường giúp học sinh học tốt bộ môn như: câu lạc bộ; giao lưu học tập giữa các khối....
d. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên Tin học tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do Ngành và tổ bộ môn tổ chức.
- Mở  câu lạc bộ Tin học cho học sinh.
IV. PHÁT RIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP; TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT . DUY TRÌ , CỦNG CỐ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GDTH VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC.
  1. Phát triển mạng lưới trường, lớp ; tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông .
a. Nội dung.
- Đảm bảo đầy đủ phòng học để thực hiện giảng dạy, đáp ứng việc học tập của học sinh trong địa bàn kể cả số học sinh diện tạm trú, thuận lợi cho người dân, đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Có kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất, kịp thời mua sắm các thiết bị còn thiếu để phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh.
b. Yêu cầu
- Tham mưu đề xuất kịp thời với lãnh đạo các cấp trong việc đảm bảo về cơ sở vật chất giúp học sinh đủ phòng học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, làm tốt các yêu cầu, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục.
c. Biện pháp
Nắm chắc số liệu trẻ trong địa bàn quản lý cũng như dự báo kịp thời số trẻ diện tạm trú để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp, đề xuất việc bố trí đội ngũ, cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
d. Chỉ tiêu
- 100% học sinh trên địa bàn đảm  bảo đầy đủ nơi học tập
2. Duy trì, củng cố kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học.
a. Nội dung
- Đề xuất với địa phương kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo PC-XMC; xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực để củng cố và duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đã đạt được.
- Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đúng thời gian.
- Cập nhật, xử lý số liệu trên hệ thống quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
b. Yêu cầu
- Nắm chắc các văn bản chỉ đạo về công tác phổ cập – xóa mù chữ để thực hiện công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ, kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo khi có thay đổi.
- Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường nhằm huy động trẻ ra lớp đúng kế hoạch.
- Xử lý việc cập nhật số liệu chính xác, đảm bảo đầy đủ hồ sơ làm tốt việc tự kiểm tra đánh giá và đề nghị công nhận lại.
c. Biện pháp
- Giáo viên chuyên trách kịp thời tham mưu địa phương ra Quyết định củng cố ở ở Ban chỉ đạo ( nếu có sự thay đổi nhân sự ); xây dựng kế hoạch kịp thời; tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường để huy động trẻ ra lớp.
- Xử lý, cập nhật số liệu chính xác trên phần mềm quản lý.
d. Chỉ tiêu
- 100% học sinh lớp 1 trong địa bàn được huy động ra lớp.
- Không có học sinh nghỉ bỏ học trong năm.
- Hồ sơ sổ sách đầy đủ, cập nhật kịp thời và chính xác.
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3.
3. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn .
a. Nội dung
- Tổ chức thống kê trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại trường vào đầu năm học và phân loại ở từng dạng để giáo viên có phương pháp dạy cho phù hợp, giúp các em tiếp thu được kiến thức đã học.
- Tiếp nhận và bố trí trẻ lang thang cơ nhở trẻ em dân tộc thiểu số được học tại trường trong độ tuổi quy định của Điều lệ trường Tiểu học.
- Giáo viên điều chỉnh nội dung chương trình dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em tiếp thu bài và luôn quan tâm, động viên, khích lệ thường xuyên và kịp thời.
b. Yêu cầu
- Giáo viên khi giảng dạy trẻ khuyết tật, trẻ lang thang cơ nhở, học sinh dân tộc thiểu số cần phải quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, luôn giúp đỡ khuyến khích để các em phấn đấu vươn lên tiếp thu được kiến thức của chương trình đang học đặc biệt là môn Tiếng việt đối với số học sinh là dân tộc thiểu số.
c. Biện pháp
- Ngay đầu năm học, trường phối hợp với Ban chỉ đạo PC-XMC và chuyên trách phổ cập vận động trẻ khuyết tật, lang thang cơ nhở, ra lớp .
- Đề xuất với địa phương, mạnh thường quân hỗ trợ giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập như học bổng; nhà trường tặng sách giáo khoa, thiết bị học tập.
d. Chỉ tiêu
- Vận động 100% trẻ khuyết tật, trẻ lang thang cơ nhở, dân tộc thiểu số ra lớp.
- 100% giáo viên dạy trẻ khuyết tật, trẻ lang thang cơ nhở, dân tộc thiểu số điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp để học sinh tiếp thu bài đạt chuẩn kiến thức ở lớp đang học.
V. ĐẢM BẢO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN. CSVC VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG THỰC HIỆN CTGDPT CẤP TIỂU HỌC
1. Đảm bảo đội ngũ giáo viên thực hiện CTGDPT cấp tiểu học.
1.1. Thực hiện rá soát bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện CTGDPT cấp tiểu học.
a. Nội dung
Thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng thực chất, khách quan.
    Rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học chưa đáp ứng trình độ chuẩn theo lộ trình.  
b. Yêu cầu
- Đảm bảo đủ số lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, hợp lý về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thực hiện tốt và đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn Hiệu trường, chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học để đáp ứng yêu cầu công tác trước  mắt và lâu dài theo chuẩn quy định.
- Tham gia các hội thi, hội giảng do Ngành tổ chức như: Giáo viên giỏi, sưu tầm đồ dùng dạy học, sưu tầm giáo án điện tử, các chuyên đề…qua đây tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần nâng cao năng lực.
-  Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; mỗi thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, kiên quyết “ Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
c. Biện pháp
* Đối với đội ngũ nhà giáo
- Mỗi thầy, cô giáo luôn tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, qua đó nắm được các chủ trương, quan điểm đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo yêu cầu trước mắt và lâu dài đặc biệt việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Bản thân tự nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổng thông theo Thông tư số 20/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018.Tham gia nghiêm túc các lớp bồi dưỡng thường xuyên.
- Đảm bảo tốt việc tham gia các hội thi, hội giảng, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao năng lực ở bản thân, làm tốt việc học bồi dưỡng thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
- Mỗi thầy, cô giáo luôn tự rèn luyện về đạo đức nhà giáo, năng lực chuyên môn, luôn có trách nhiệm với công tác được phân công, phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; đánh giá học sinh phải khách quan, thực chất; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, tạo niềm tin với phụ huynh học sinh.
* Đối với CBQL giáo dục
- Luôn nghiên cứu để đổi mới công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nắm bắt tốt về chủ trương, quan điểm về giáo dục và chuẩn bị tốt về đội ngũ cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông.
- Từng thành viên cán bộ quản lý tự học để nâng cao theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục; quản lý về kỷ cương, nề nếp, công tác kiểm tra nội bộ, các hoạt động giáo dục trong nhà trường từ đó làm cơ sở đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực tay nghề vào cuối năm học.
-Phát huy dân chủ trong nhà trường, không để xảy ra khiếu nại, tố cáo, phản ánh vượt cấp.
- Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng dân chủ, thực chất, hiệu quả đánh giá đúng thành tích mà cá nhân đạt được nhằm thúc đẩy các phong trào của nhà trường; kiên quyết xử lý cá nhân vi phạm về pháp luật, các quy định của Ngành làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, quản lý chặt chẽ về khen thưởng học sinh cuối năm không để dư luận không tốt, gây bức xúc trong phụ huynh.
- Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, kết nối liên thông; hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý.
- Giao quyền tự chủ trong kế hoạch công tác cho các bộ phận, tổ chuyên môn để chủ động xử lý công việc đảm bảo yêu cầu đề ra và tự chịu trách nhiệm với công việc đó; duy trì về “ 3 công khai ” theo quy định và đảm bảo kịp thời về chế độ báo cáo theo yêu cầu.
- Tham mưu PGD-ĐT có kế hoạch hợp đồng giáo viên nhằm đảm bảo về số lượng đặc biệt là môn thể dục.
d Chỉ tiêu
- 100% cán bộ quản lý và giáo viên tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến giáo dục và đào tạo
- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Ngành tổ chức; tham gia các hội thi, hội giảng khi được phân công và không vi phạm về Dạy thêm – Học thêm.
- 100% cán bộ quản lý và giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT.
- Làm tốt “ 3 công khai ”, chế độ thông tin báo cáo, quy chế dân chủ ở cơ sở .
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua và phấn đấu đạt thành tích cao nhất; không vi phạm các tiêu cực trong nhà trường.
- Không để xảy ra các vấn đề vi phạm về công tác tài chính, kịp thời công khai theo đúng thời gian; làm tốt việc “ 3 công khai ” tại nhà trường.
- 100% bộ phận, tổ chuyên môn, văn phòng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo hiệu quả.
- Thực hiện về công tác tham mưu với địa phương về công tác giáo dục Tiểu học.
- Đảm bảo tốt về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, thực hiện kết nối liên thông, cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu để quản lý tốt.
1. 2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho giáo viên, CBQLGD về thực hiện chương trình GDPT 2018.
a. Nội dung
Tổ chức sinh họat chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia xây dựng kế hoạch cá nhân. Gắn nội dung BDTX với nội dung  sinh hoạt tổ, kịp thời phát hiện thuận lợi khó khăn và đề xuất biện pháp giải quyết.
Xây dựng kế hoạch phân công giáo viên dạy học lớp 2 năm học 2021-2022, phân công giáo viên lớp 2 tham gia bồi dưỡng về CTGDPT 2018 và hướng dẫn sử dụng SGK lớp 2 nhằm chuẩn bị tốt cho năm học 2021-2022.
b. Yêu cầu
- Tham gia đầy đủ nghiêm túc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các lớp BDTX  do Ngành tổ chức cũng như tự học tập nghiên cứu trong giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện tốt việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; bố trí giáo viên dạy lớp 1 , 2 đảm bảo về chuẩn đào tạo, năng lực chuyên môn.
c. Biện pháp
Rà soát trình độ giáo viên, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo lộ trình nhằm đảm bảo 100% GV đạt trình độ chuẩn qui định.
Chú trọng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
Tăng cường trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy,thực hiện chương trình. Thảo luận, xây dựng các tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm chung cho cả tổ.
d. Chỉ tiêu
100% tham gia nghiêm túc các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
100% GV chưa đủ chuẩn theo qui định, đăng kí tham tham gia các lớp nâng cao trình độ .
2. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện CTGDPT cấp tiểu học.
     Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; tăng cường chú trọng tu sửa các nhà vệ sinh. Thực hiện nhà vệ sinh thông minh.
     Thực hiện rà soát tham mưu bổ sung đủ các thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2 và lớp 3 theo lộ trình thực hiện CTGDPT 2018.
3. Đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
a. Nội dung
- Tiếp tục củng cố cập nhật các minh chứng các tiêu chuẩn về trường đạt chuẩn Quốc gia theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định vào cuối năm.
b. Yêu cầu
Thực hiện thành lập Hội đồng, phân công nhiệm vụ, cập nhật các minh chứng về công tác đánh giá chuẩn Quốc gia của nhà trường theo Thông tư số 17/2018 của Bộ GDĐT.
c. Chỉ tiêu
- Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Thông tư 17/2018 của Bộ GDĐT và duy trì kết quả về kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 đã đạt được.
VI. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC.
a. Nội dung -yêu cầu
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thộng, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính ph và của Ngành GDĐT về đổi mới và phát triển giáo dục, kịp thời tuyên truyền những kết quả đạt được để phụ huynh học sinh hiểu và chia sẻ, từ đó đồng thuận với các chủ trương về đổi mới giáo dục Tiểu học; phối kết hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh chủ động cung cấp những thông tin nhằm định hướng dư luận, tạo niềm tin ở xã hội.
- Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chủ động đưa tin, bài viết về các hoạt động của nhà trường, tập trung vào việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 1 và công tác chuẩn bị đối với lớp 2 trong thời gian tới.
- Tăng cường truyền thông nội bộ về các quy định, chủ trương đổi mới của ngành đến từng cán bộ, nhân viên, giáo viên.
b. Biện pháp
- Kịp thời cập nhật đầy đủ các văn bản để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính phủ và của Ngành về đổi mới và phát triển giáo dục, những kết quả đạt được nhất là của nhà trường để xã hội hiểu và từ đó đồng thuận về đối mới giáo dục Tiểu học đã mang lại.
- Kịp thời có những bài viết, hình ảnh các hoạt động của nhà trường nhất là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 1 nhất là gương người tốt, việc tốt điển hình tiên tiến để khích lệ tinh thần thầy, cô nỗ lực phấn đấu, tạo sự lan tỏa trong tầng lớp xã hội tại địa phương.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh học sinh để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc đối với chương trình GDPT 2018. Giải tỏa tâm lý lo lắng của phụ huynh.
c. Chỉ tiêu
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được thông tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, chính phủ, của ngành nhất là về đổi mới phát triển giáo dục, thành tựu mà nhà trường phấn đấu đạt được.
- Vận động giáo viên viết bài về các hoạt động của trường, công tác chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ớ lớp 1; gương cá nhân điển hình trong công tác tại trường nhằm tôn vinh những cá nhân có tích cực, tạo niềm tin trong xã hội về công tác giáo dục của trường.
VII. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM HỌC 2021-2022.
 Xác định một số chỉ tiêu lớn :
1. Về việc phát triển giáo dục :
- Huy động 100% trẻ 6 tuổi ra lớp.
- Duy trì sĩ số 100%
- Tỉ lệ lên lớp :  98,3%..
- Học sinh Hoàn thành chương trình bậc tiểu học : 100%
2. Thao giảng dự giờ :
- Thao giảng  -  Dạy tốt ít nhất: Hoàn thành theo kế hoạch và tình hinh thực tế.
- Dự giờ ít nhất 18 tiết/GV 1 năm.
3. Làm và sử dụng ĐDDH :
- Mỗi tổ làm 1 Đồ dùng dạy học có chất lượng.
- Sử dụng ĐDDH : ít nhất 100 lần/năm/người.
4. Các phong trào khác :
 - 100 % HS thực hiện tốt ATGT.
 - 75% HS đọc sách báo và tặng sách thư viện.
 - 100% GV đọc và tặng sách,báo cho thư viện.
- Các phong trào khác đều đạt giải.
5 Đăng ký thi đua :
- GV Đạt lao động tiên tiến : 100%.
- CSTĐ cấp cơ sở : 12  CB- GV     -  CSTĐ cấp tỉnh : 4 CB -  GV
 - Sáng kiến kinh nghiệm ( đạt các cấp) :35 SKKN
 - Danh hiệu đơn vị :  Tập thể lao động xuất sắc
-  Tập thể lao động tiên tiến : 6 tổ
-  Tập thể Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 3 tổ.
- Công đoàn cơ sở : Vững mạnh xuất sắc 6 tổ.
- Liên đội : Xuất sắc   - Chữ thập đỏ : Xuất sắc.
- Thư viện: Đạt xuất sắc và tiếp tục thực hiện mô hình “ Thư viện thân thiện ”.
- Phổ cập xóa mù chữ : Đạt chuẩn mức độ 3
- Khai thác để sử dụng có hiệu quả thiết bị được cung cấp và tham gia hội thi “Thiết kế bài giảng E-Learning”
- Làm 1 ĐDDH/GV/ năm. Bảo quản CSVC và VSMT
- 100% giáo viên không vi phạm về dạy thêm- học thêm; không xúc phạm nhân phẩm học sinh.
- 100% giáo viên dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột ”.
- Tham gia đầy đủ các Hội thi do Ngành tổ chức .
- 100% giáo viên sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học có ở trường , bộ ĐDDH tối thiểu đã được cấp phát, thiết bị về CNTT.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả trang web ở đơn vị trong báo cáo, thống kê, tiếp nhận thông tin .
- 100% giáo viên thực hiện tốt gia đình nhà giáo văn hóa.
- 100%  giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học tự rèn luyện để nâng cao về trình độ đáp ứng yêu cầu công tác.
- 100% thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- 100% thực hiện tốt chương trình hành động “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực ”.
- Đảm bảo nề nếp trật tự an toàn giao thông tại cổng trường khi học sinh đến trường cũng như lúc ra về. - Không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường.
- 100% giáo viên có kế hoạch tự học tập để đạt chuẩn theo quy định, đủ điều kiện tiếp tục giảng dạy.
- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp.
- Chp hành đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; theo dõi và quản lý chặt chẽ về công tác bán trú theo hướng dẫn của ngành.
- 100% giáo viên thực hiện giảng dạy lồng ghép đầy đủ về nội dung giáo dục: An toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống; Quốc phòng an ninh…trong môn học và hoạt động cho học sinh.
KẾ HOẠCH THÁNG
Tháng Nội dung công việc Ghi chú
9/2021 - Tập trung học sinh các khối lớp: 15/9 đến 20/9
( trực tuyến)
- Bàn giao học sinh lớp dưới lên lớp trên.
- Thực hiện ôn tập từ 20/9 đến 01/10
- Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022: 15/9.
- Quán triệt nhiệm vụ năm học.
- Báo cáo số liệu thống kê đầu năm học.
- Tham gia Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, báo cáo kết quả ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Khảo sát và lên kế hoạch sửa chữa cơ sở vật chất .
 
10/2021 - Triển khai thực hiện dạy học tuần 1 từ 01/10/2021
- Thực hiện dạy trực tuyến tất cả các lớp. Xây dựng triển khai kế hoạch phù hợp nhất.
- Kiểm tra học sinh tham gia học trực tuyến
- Hoàn thành hồ sơ cá nhân.
- Tiếp đoàn kiểm tra của PGD về công tác đầu năm học.
 
11/2021 - GVCN họp PHHS
- Tham gia các hoạt động kỷ niệm Ngày NGVN 20/11.
- Kiểm tra phong trào xanh, sạch đẹp, an toàn
- Tiếp tục kiểm tra hoạt động dạy học trực tuyến ở các lớp.
- Tổ chức HNVC đăng ký chỉ tiêu ngành GD
 
12/2021






 
- Kiểm tra phong trào xanh, sạch đẹp, an toàn
- Tiếp tục kiểm tra hoạt động dạy học trực tuyến ở các lớp.
- Chuẩn CSVC tốt khi học sinh đi học trở lại
- Kiểm tra giữa kỳ I (Khối 4,5).( Căn cứ theo chỉ đạo của PGD)
- Tổ chức cho giáo viên tham gia BDTX.
- Tiếp đoàn KĐCLGD
 
01+02/2022 - Tổ chức kiểm tra cuối kỳ I.
- Tổng hợp số liệu HKI báo cáo.
- Sơ kết học kỳ 1 (Đánh giá, rút kinh nghiệm các phong trào)
- Vào chương trình HKII 01/2022.
- Giảng dạy chương trình ATGT.
- Họp Ban đại diện CMHS lần 2.
- Kiểm tra chuyên môn.
- Họp tổ mạng lưới chuyên môn.
- Kiểm tra việc tổ chức thời khóa biểu linh hoạt ở trường 2b/ngày;
- Nghỉ Tết Nguyên đán.
- Họp giao ban hiệu trưởng.
 
3/2022 - Kiểm tra chuyên môn.
- Kiểm tra BDTX giáo viên, CBQL.
- Tham gia hội thi ATGT cấp tỉnh và Bộ GDĐT
- Thực hiện chọn sách giáo khoa lớp 3 năm học 2022-2023 theo qui trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kiểm tra giữa kỳ II (Khối 4,5).
 
4/2022 - Tham gia hội thi sưu tầm giáo án điện tử của giáo viên và bộ sưu tầm đồ dùng dạy học điện tử của viên chức thiết bị.
- Kiểm tra dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
- Tổ chức các hoạt động mừng các ngày lễ 30/4; 1/5
 
5+6/2022 - Kiểm tra cuối năm.
- Báo cáo tổng kết năm học 2021 – 2022.
- Tự kiểm tra phong trào: “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học”; Phong trào: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tổng kết các hoạt động.
- Xét duyệt thi đua năm học 2021 - 2022.
- Xét duyệt HS lên lớp, hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hè 2022.
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên cho CB,GV theo kế hoạch của Sở GDĐT.
 
7+8/2022 - Tham gia tập huấn chương trình GDPT 2018 cho giáo viên dạy lớp 3.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn hè.
 

 Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường Tiểu học Phú Mỹ.                                        
Nơi nhận:                                                                                         HIỆU TRƯỞNG                                                                                                                            
-PGDĐTTPTDM;
-UBND Phường PM;
     - Lưu VT.                                                                                        
                                                                                                           
                                                                                                        Lê Thị Hồng Châu
                                                                                                    
                                                                                                
 
DUYỆT CỦA GDĐT TP THỦ DẦU MỘT
                                                                     
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                                            

                                                                            











 

  Ý kiến bạn đọc

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay333
  • Tháng hiện tại6,908
  • Tổng lượt truy cập1,242,831
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây